BÀI GỐC Phải làm vợ thế nào mới hợp được lòng chồng?

Phải làm vợ thế nào mới hợp được lòng chồng?

Tôi sợ phải nghe những lời người ta dèm pha về gia đình tôi cũng như sự bất ngờ của mọi người xung quanh khi chứng kiến hạnh phúc gia đình tôi tan vỡ.

4 Chia sẻ

Làm vợ đừng cố quản lý chồng quá chặt

,
Chia sẻ

Đừng bao giờ quản lý nhau quá chặt, dù là vợ hay chồng. Hãy để cho mỗi người có khoảng không gian riêng, đừng gò ép họ theo ý mình.

Ngay từ khi lớn lên, tôi đã cảm nhận được một điều gì đó bất ổn từ chính cách mà mẹ tôi vẫn thường xử sự với bố tôi. Lúc đó, tôi chưa thực sự hiểu hết nên mọi thứ chỉ mang tính chất mơ hồ. Có cái gì đó luôn canh cánh trong lòng tôi và tôi chỉ sợ một ngày nào đó, một kết quả không mong muốn sẽ chợt đến và phá vỡ hạnh phúc gia đình tôi.

Nhà tôi có ba người, mẹ tôi đóng vai trò quản lý chính còn tôi và bố tôi đều như những nhân viên của mẹ. Khi tôi bắt đầu bước vào cấp II, tôi được mẹ giám sát bằng một thời gian biểu nghiêm ngặt. Nó còn khủng khiếp hơn cả việc tôi học ở một lớp chuyên của trường dưới sự chủ nhiệm của một cô giáo có tiếng là nghiêm khắc. Trong khi các bạn tôi nhiều khi sợ phải đến lớp thì tôi cảm thấy đến lớp thật thú vị. Ít nhất nó cũng làm tôi thoải mái hơn việc ở nhà, chịu sự giám sát của mẹ và mỗi lần như thế, đầu óc tôi muốn bùng nổ.



Nhưng dù sao tôi cũng chỉ là một cậu bé, mẹ tôi có quản lý như vậy cũng là điều bình thường. Còn bố tôi, đường đường là chồng mẹ, thế mà mẹ tôi cũng không rời cho bố tôi một khoảng thời gian riêng tư nào. Mọi hoạt động của bố tôi đều phải chịu sự quản thúc từ mẹ tôi.

Tôi rất sợ cái điệp khúc của mẹ luôn diễn ra là “anh đang ở đâu thế?” hay “Đi đâu, mấy giờ về” rồi “anh nói thật hay nói đùa”, “anh đừng có mà được thể nói dối”, “anh ngồi đó với ai”, “Ăn nhậu gì nhiều thế”, “Có em út hay không?”. Nói tóm lại là quá nhiều những câu hỏi mà tôi đã được nghe. Thân thuộc đến mức, chỉ cần nhìn sắc mặt mẹ, nhìn sự cau mày, nhăn chán cho đên đôi môi mấp máy là tôi biết mẹ tôi chuẩn bị nói ra câu gì. Mức độ cảm xúc đến thế nào…v.v.

Tôi ái ngại thời gian biểu mẹ tôi sắp để bố tôi phải thực hiện, buổi tối phải làm gì từ mấy giờ tới mấy giờ. Ngày nghỉ sẽ có những công việc gì phải làm, nếu không có việc nhà cũng phải ở nhà. Muốn đi chơi đâu, phải nói với vợ trước để biết kế hoạch sắp xếp. Sẽ có một tấm bảng được mẹ tôi viết dày đặc trên đó và nghiễm nhiên bố con tôi phải thực hiện đúng, không được xê xích.

Tôi hãi nhất mỗi lần mẹ nổi giận hoặc cãi nhau với bố chỉ vì bố tôi có chút việc nhỡ không thông báo kịp hay mải vui chưa kịp gọi về báo cáo chẳng hạn. Thế nào lúc bố tôi về là không gian trong nhà ồn ào vì những lời nhiếc móc, lu loa của mẹ tôi. Nó thật khủng khiếp và bố tôi im lặng hoặc có lần không chịu nổi, bố tôi cục cằn đập phá.


Trước đây bố tôi ít khi phản ứng nhưng rồi khi tôi lớn lên, trong khi mẹ tôi vẫn giữ nguyên tính cũ của mình thì bố tôi đã thay đổi. Ông không còn lặng lẽ chịu đựng nữa mà bất cần hơn. Đáng ra mái ấm nhà tôi vẫn còn vững nếu như mẹ tôi chịu nhún đi. Song mẹ tôi không làm được điều đó nên kết cục cuối cùng, hạnh phúc gia đình tôi cũng tan vỡ như nhiều gia đình không may mắn khác.

Tôi nhận ra một điều cơ bản nhất rút từ chính kinh nghiệm gia đình tôi. Đó là đừng bao giờ quản lý nhau quá chặt, dù là vợ hay chồng. Hãy để cho mỗi người có khoảng thời gian riêng, đừng gò ép họ theo ý mình. Chẳng chóng thì chày, bất cập cũng sẽ đến và hậu quả chắc chẳng ai muốn nhắc đến rồi.


Chia sẻ