Viêm mũi khi mang thai: hiểu đúng để điều trị hiệu quả

Saga,
Chia sẻ

20 - 30% phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong (không kèm theo triệu chứng đau đầu, nhức mỏi người) tình trạng này gọi là viêm mũi thai kỳ.

Viêm mũi thai kỳ do đâu?

Trong thai kỳ, oestrogen gia tăng ức chế acetylcholin esterase làm phản ứng cholinergic gia tăng, kết quả là có sự gia tăng các tuyến dịch nhờn luân chuyển lông mũi và mạch máu trong niêm mạc mũi, hoặc nặng hơn thể gây ra sung huyết và phù nề niêm mạc mũi. Một số bệnh nhân đã có bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch hay polyp mũi thì các triệu chứng bệnh có thể tăng trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Trường hợp viêm mũi thai kỳ thoáng qua có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, bệnh viêm mũi thai kỳ có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi thông qua chất lượng giấc ngủ, hoặc gây căng thẳng, mệt mỏi ở mẹ bầu, trường hợp nặng hơn có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm họng trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ. Trường hợp viêm mũi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Vì vậy, điều trị hợp lý bệnh viêm mũi trong thời kỳ mang thai có thể giúp người phụ nữ tránh khỏi tiếp xúc với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và các glucocorticoid đường uống.

Natri cromolyn được hấp thu tối thiểu vào hệ tuần hoàn, và được Cục quản lý dược và là thuốc đầu tay sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai hiện nay do có tính an toàn cao. Natri cromolyn được cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phân loại an toàn mức độ B. Glucocorticoid dạng xịt mũi có hiệu quả cao đối với viêm mũi dị ứng và được coi là  thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Nhóm thuốc kháng histamin ít hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng so với glucocorticoid đường mũi, đặc biệt là để làm giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi trong.

Nhóm thuốc co mạch giúp thông mũi nhưng nên hạn chế sử dụng ở phụ nữ mang thai hoặc chỉ nên sử dụng trong thời gian rất ngắn. Do các hoạt chất như pseudoephedrine, phenylephrine có thể gây giảm lưu lượng máu tới thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ và nguy cơ không chắc chắn về một dị tật bẩm sinh hiếm gặp là hở thành bụng.

Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc. Khi có những biểu hiện bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc theo mách bảo vì thuốc có thể an toàn với người này nhưng lại nguy hiểm cho người khác. Đặc biệt với bà bầu bị chứng dị ứng, việc dùng thuốc càng phải thận trọng hơn vì họ có cơ địa rất nhạy cảm. Việc dùng thuốc không đúng có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm cho cả mẹ và con.


Ngăn ngừa và điều trị viêm mũi thai kỳ từ thảo dược

Giai đoạn đầu, mẹ bầu thường chỉ bị viêm kích ứng, và có thể chỉ cần sử dụng một số thảo dược an toàn với phụ nữ mang thai như húng chanh, gừng, tía tô, quất… Các thảo dược này chứa tinh dầu giúp giải biểu, phát hãn giúp giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả. Đặc biệt, tía tô còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả. Gừng tươi giúp giảm các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn. Húng chanh lợi phế, trừ đờm, ức chế mạnh phế cầu khuẩn giúp phòng và điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả.

Cần lưu ý, nếu các triệu chứng của viêm mũi khiến mẹ bầu không thể ngủ yên giấc, ảnh hưởng đến ăn uống, hoặc làm tình trạng suyễn đã có sẵn trở nên nặng hơn, gây phương hại đến sự phát triển bình thường của thai kỳ thì cần được đưa đến bác sỹ để điều trị tích cực.

Tài liệu tham khảo:

1. Recognition and management of allergic disease during pregnancy,  UpToDate 2011.

2. Which medicines can be used to treat intermittent allergic rhinitis  during pregnancy?, Alexandra Denby, London Medicines Information  Service, 2012.

3. Nhà xuất bản kỹ thuật, Cây thuốc và động vật làm thuốc

4. Nhà xuất bản y học, Tai mũi họng.

Chia sẻ