10 người bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm: Phác đồ điều trị thế nào, có nhiễm HIV không?

Thiên Kim,
Chia sẻ

Bác sĩ cho biết khi được điều trị dự phòng, người dân sẽ được cho dùng thuốc 3 ngày đầu tiên và làm các xét nghiệm đã từng bị nhiễm HIV trước hay không rồi mới cấp thuốc. Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang áp dụng 2 phác đồ điều trị theo quy định.

Xoay quanh sự việc 10 nạn nhân bị một đối tượng lạ dùng vật nhọn tấn công phải tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV, ngày 8/4 bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) đã có thông tin cụ thể về việc này.

10 người bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm: Phác đồ điều trị thế nào, có nhiễm HIV không? - Ảnh 1.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP.HCM.

10 người điều trị phơi nhiễm HIV vì một kẻ lạ tấn công

Theo đó, nạn nhân đầu tiên đến viện vào ngày 23/3 đã khai báo về sự việc bị kẻ lạ dùng vật nhọn đâm và yêu cầu được tư vấn điều trị phơi nhiễm HIV. Những ngày sau đó lại có bệnh nhân đến rải rác.

10 người bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm: Phác đồ điều trị thế nào, có nhiễm HIV không? - Ảnh 2.

Cầu Nguyễn Văn Cừ, nơi nhiều người gặp nạn.

Đỉnh điểm là ngày 30-3, phía bệnh viện ghi nhận có 5 trường hợp đến với mong muốn điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Tất cả đều khai bị một người lạ dùng vật nhọn đâm gây thương tích chảy máu ở khu vực quận 5 (TP.HCM). 

Trong đó nhiều trường hợp khai bị nạn ở cầu Nguyễn Văn Cừ (đoạn giáp ranh giữa quận 5 và quận 8). Có một người đàn ông 53 tuổi, quốc tịch Philippines cũng là nạn nhân.

10 người bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm: Phác đồ điều trị thế nào, có nhiễm HIV không? - Ảnh 3.

Các nạn nhân sau đó đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới yêu cầu điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.

Đa số nạn nhân đều cho biết bị đối tượng đâm lén từ phía sau gây nên vết thương ở tay, lưng nên không phòng bị cũng như không xác hiện được hung khí tấn công mình là gì. Họ đến bệnh viện vì lo ngại mình bị lây nhiễm HIV.

Nhận thấy sự việc có tính chất nghiêm trọng, bệnh viện đã có công văn khẩn gửi các cơ quan chức năng như Sở Y tế TP.HCM, Công an TP.HCM, Công an phường 1 quận 5 và Công an quận 5 để giải quyết. 

10 người bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm: Phác đồ điều trị thế nào, có nhiễm HIV không? - Ảnh 4.

Tổng cộng 10 nạn nhân bị kẻ lạ mặt dùng vật nhọn tấn công chỉ trong ít ngày.

Trong lúc công văn được gửi đi (khi có 9 nạn nhân) thì lại có 1 trường hợp đến viện với hoàn cảnh tương tự.

Ngay khi tiếp nhận sự việc, Công an quận 5 đã rà soát khẩn trước và tìm ra nghi phạm. Tuy nhiên bước dầu đầu làm việc, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng có dấu hiệu bị tâm thần.

Các chứng cứ thu thập ban đầu chưa đủ để tạm giữ nên công an quận 5 cho gia đình bảo lãnh đối tượng về.

Phác đồ điều trị thế nào?

Theo bác sĩ Hùng, về chuyên môn bệnh viện đã áp dụng phác đồ điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV theo quy định.

Trước hết, nhân viên y tế cần tư vấn để người dân yên tâm, không hốt hoảng.

Khi có vết thương nghi ngờ phơi nhiễm HIV, người dân cần bình tĩnh xử trí. Đối với vết thương chảy máu thì nên để thời gian ngắn cho máu chảy ra tự nhiên cuốn theo vi sinh vật gây bệnh.

Sau đó rửa dưới nước sạch, dùng thuốc sát trùng rồi đến cơ quan y tế ngay khi có thể.

10 người bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm: Phác đồ điều trị thế nào, có nhiễm HIV không? - Ảnh 5.

Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM chia sẻ về phác đồ điều trị dự phòng phơi nhiễm.

Khi được tư vấn và tiến đến điều trị dự phòng, người dân sẽ được cho dùng thuốc 3 ngày đầu tiên và làm các xét nghiệm đã từng bị nhiễm HIV trước hay không rồi mới cấp thuốc điều trị dự phòng.

"Bệnh viện hiện đang áp dụng 2 phác đồ theo quy định. Phác đồ bậc 1 tốn 500 ngàn đồng, liệu trình 28 ngày điều trị, phác đồ bậc 2 tốn 2.2 triệu đồng, sẽ tùy khả năng người bị tai nạn mà chọn lựa. Nếu người đang công tác trong lực lượng công an, nhân viên y tế bị tai nạn nghề nghiệp thì được điều trị miễn phí" - bác sĩ thông tin.

Khi điều trị dự  phòng phơi nhiễm bằng thuốc có thể có một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu.... Dù vậy hầu hết người được bị phơi nhiễm HIV đến bệnh viện nếu  tuân thủ quá trình điều trị sẽ giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc.

Bác sĩ khuyến cáo người dân nếu thấy có nhiều tác dụng phụ khó chịu khi điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc nên trở lại viện để bác sĩ thăm khám và điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.

10 người bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm: Phác đồ điều trị thế nào, có nhiễm HIV không? - Ảnh 6.

Khi có vết thương nghi ngờ phơi nhiễm HIV, người dân rửa dưới nước sạch, dùng thuốc sát trùng rồi đến cơ quan y tế ngay khi có thể.

"Cho đến nay, các trường hợp bị phơi nhiễm HIV do kim tiêm đâm đến BV và được tư vấn uống thuốc dự phòng phơi nhiễm chưa có ai nhiễm HIV nên người dân không nên quá hốt hoảng. Đa số người uống thuốc phơi nhiễm HIV đều bình thường", đại diện bệnh viện chia sẻ.

Hiện nay PrEP là một trong những biện pháp điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV hiệu quả. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kháng vi-rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), nếu tuân thủ đúng phác đồ, PrEP sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV ở những người có nguy cơ cao tới 92%.

Chia sẻ