4 câu hỏi các quý ông dù rất muốn nhưng không dám hỏi

Tr. Thu ,
Chia sẻ

Dưới đây là một số băn khoăn của các đấng mày râu dù rất muốn hỏi bác sĩ những lại không dám "thốt lên lời".

Không có gì mà không thể hỏi bác sĩ và không có câu hỏi nào là đáng buồn cười. Thế nhưng không phải quý ông nào cũng hiểu được điều đó. Ngay cả việc đi khám bệnh đã khiến không ít nam giới ngại ngần chứ đừng nói đến việc đặt câu hỏi cho bác sĩ, ngay cả khi họ có vô số những thắc mắc trong quá trình khám bệnh.

Dưới đây là một số băn khoăn của các đấng mày râu dù rất muốn hỏi bác sĩ những lại không dám "thốt lên lời":

1. Tại sao bác sĩ lại liên tục bảo" quay đầu và ho đi" khi đang khám bệnh?

Đó là để bác sĩ kiểm tra thoát vị. Ho làm tăng áp lực bên trong khoang bụng, và bất kỳ chứng thoát vị sẽ trở nên rõ ràng hơn và phình ra. Chuyển động một phần đầu sẽ giúp bệnh nhân không ho vào bác sĩ.



2. Ngoài thuốc men và thiết bị, có phương pháp nào khác điều trị rối loạn cương dương hay không?

Trong vấn đề nhạy cảm và vô cùng đặc biệt thể hiện sức mạnh của "phái mạnh" này thì điều trị nguyên nhân cơ bản có thể giúp khắc phục vấn đề. Bệnh tiểu đường, cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tim và các điều kiện khác có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu và do đó làm rối loạn chức năng cương dương. Hút thuốc, uống rượu và dùng ma túy hoặc các loại thuốc nhất định khác cũng có thể đóng góp làm cho tình trạng rối loạn này xuất hiện và phức tạp thêm. Những biện pháp khác có thể cũng có hiệu quả điều trị được nhắc đến là giảm cân nếu bạn đang bị béo phì và thường xuyên tập thể dục aerobic.
 
3. Có cách nào để làm chậm rụng tóc hoặc làm mọc tóc mọc hay không?

Tóc mỏng có thể do gen hoặc do một số bệnh làm cho rụng tóc, chẳng hạn như vấn đề về tuyến giáp. Trước tiên, hãy hỏi ý kiến tư vấn của chuyên gia về tóc và da đầu để tìm hiểu những nguyên nhân về mặt y tế. Sau đó mới nên dùng đến các loại thuốc điều trị.

4. Làm thế nào để có thể tự kiểm tra tinh hoàn?

Các quý ông có thể tự kiểm tra hai "ngọc" của mình dưới một vòi nước ấm hoặc sau khi tắm xong. Ở tư thế đứng, kiểm tra độ cuộn của mỗi tinh hoàn bằng 3 ngón tay là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Nếu tìm thấy bất kì một khối u hay bất thường nào, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trẻ. Hàng tháng, nên tự kiểm tra tinh hoàn của mình để nếu không may có bị sao thì còn chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Chia sẻ