6 loại trà thảo mộc có khả năng giảm đau đầu hiệu quả

Hồng Quân,
Chia sẻ

Bằng cách ngăn ngừa hợp chất prostaglandins, trà thảo mộc có thể giúp kiểm soát cơn đau đầu hiệu quả.

Nhức đầu là triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy không quá nguy hiểm nhưng chứng bệnh này lại làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Nếu phải gánh chịu tình trạng này, hãy cân nhắc sử dụng trà thảo mộc như một phương pháp điều trị từ thiên nhiên. 6 loại trà thảo mộc dưới đây có giúp giảm đau đầu hiệu quả khi dùng thường xuyên, bạn có thể uống hàng ngày nhé:

6 loại trà thảo mộc có khả năng giảm đau đầu hiệu quả - Ảnh 1.

Nhức đầu là triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Trà gừng

Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), gừng có khả năng làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng. Loại thực phẩm này giúp ngăn chặn quá trình giải phóng prostaglandin trong cơ thể. Hợp chất này bao gồm các axit bão hòa gây ra các cơn đau.

Cách dùng:

- Đun sôi 1/2 chén nước rồi cho thêm vào 2 thìa gừng tươi thái lát và 2 muỗng cà phê đường.

- Đun sôi trong khoảng 5 phút.

- Dùng trà khi còn nóng.

- Uống khoảng 3 ly mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn có thể thêm mật ong tùy vào sở thích.

6 loại trà thảo mộc có khả năng giảm đau đầu hiệu quả - Ảnh 2.

Gừng có khả năng làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng.

Trà hoa cúc

Hoa cúc chứa một lượng lớn hợp chất hóa học chamazulene có khả năng chống viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giảm đau, hạ sốt và sát khuẩn cao. Người Đức đã sử dụng hoa này như một loại thuốc dân gian giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả. Vì vậy, bạn sẽ bớt căng thẳng và lo lắng khi uống trà hoa cúc thường xuyên.

Cách dùng:

- Cho 2-3 muỗng cà phê lá trà khô vào nước đang đun sôi trong khoảng 10-15 phút.

- Bắc xuống và để nguội một lúc trước khi dùng.

- Uống 3-4 ly giữa các bữa ăn trong ngày.

Lưu ý: Bạn không nên uống quá nhiều vì loại trà này có thể gây buồn nôn. Phụ nữ mang thai tránh sử dụng trà hoa cúc vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Nếu đang dùng thuốc an thần, thuốc huyết áp hoặc tiểu đường, bạn cũng không nên uống loại trà này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

6 loại trà thảo mộc có khả năng giảm đau đầu hiệu quả - Ảnh 3.

Hoa cúc chứa một lượng lớn hợp chất hóa học chamazulene có khả năng chống viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giảm đau, hạ sốt và sát khuẩn cao.Trà cúc thơm

Trà cúc thơm (Feverfew tea) là một trong những biện pháp ngăn ngừa và giảm chứng đau nửa đầu phổ biến trong y học dân gian. Hợp chất parthenolide được tìm thấy trong loại thảo mộc này có tác dụng ức chế cơ thể giải phóng prostaglandin, ngăn ngừa đông máu và làm dịu cơ bắp. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, trà cúc thơm còn làm giảm các triệu chứng suy nhược cơ thể, buồn nôn, ù tai…

Cách dùng:

- Đun sôi nước và cho vào 2-8 lá trà cúc thơm vào. Đợi một lúc rồi bắc ra dùng ngay.

- Uống trà ít nhất một lần một ngày.

Lưu ý: Bạn không nên đun quá lâu vì sẽ làm trà mất chất. Những người mắc bệnh máu khó đông, phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng loại trà này.

Trà bạc hà

Đây là loại trà từng được sử dụng phổ biến ở người Ai Cập cổ, các nước Trung Đông và Châu Á. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, trà bạc hà là một trong số hơn 150 loại thảo mộc có trong dược điển Hoa Kỳ. Chúng có nhiều tác dụng như giảm nhức đầu, trị các vấn đề về dạ dày, rối loạn tâm lý… Hơn nữa, loại trà này còn chứa Peppermint chất menthol và salicylate methyl ngăn ngừa chứng co thắt hiệu quả.

Cách dùng:

- Cho 1 thìa cà phê lá trà vào 1 chén nước đang đun sôi.

- Để nguội một lúc rồi dùng.

- Uống 4-5 tách trà một ngày giữa các bữa ăn.

Lưu ý: Trà có thể gây cảm giác khó thở ở trẻ em dưới 12 tuổi.

6 loại trà thảo mộc có khả năng giảm đau đầu hiệu quả - Ảnh 4.

Trà bạc hà là một trong số hơn 150 loại thảo mộc có trong dược điển Hoa Kỳ.

Trà vỏ cây liễu trắng

Payal Bhandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức Uqora, loại trà này sẽ giúp bạn hạ sốt, giảm đau đầu, đau các khớp. Tuy nhiên, trà vỏ cây liễu trắng có thể gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye gây tổn thương não và gan trẻ nhỏ.

Cách dùng:

- Cho 2 muỗng cà phê trà vào một nồi chứa khoảng 450ml nước.

- Để lửa nhỏ và đun sôi trong 6 phút. Lấy phần bã trà ra trước khi dùng.

- Uống 3 ly một ngày.

Lưu ý: Trà có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

Trà cây lộc đề

Lộc đề là một loại cây bụi thường được sử dụng trong các bài thuốc trị đau nhức đầu. Elizabeth M. Pieroth, chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, chất methyl salicylate có trong lá trà này có tác dụng gần giống aspirin từng được người Mỹ bản địa dùng như thuốc an thần.

Cách dùng:

- Cho nửa muỗng trà vào 110ml nước đun sôi trong 3 phút. Có thể thêm một thìa mật ong để giảm vị cay, đắng của trà.

- Uống 2-3 ly mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn không nên uống quá nhiều vì loại trà này có đặc tính giảm đau rất mạnh.

6 loại trà thảo mộc có khả năng giảm đau đầu hiệu quả - Ảnh 5.

Lộc đề là một loại cây bụi thường được sử dụng trong các bài thuốc trị đau nhức đầu.

Trà tía tô

Đây là loại thảo mộc có họ hàng với cây bạc hà. Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, tía tô được biết đến với tác dụng giảm đau và an thần kể từ thời Trung Cổ. Các nhà thảo mộc học của Đức cũng từng khuyên dùng trà tía tô cho người đau nửa đầu.

Cách dùng:

- Cho 1 muỗng cà phê lá trà khô vào 1 chén nước đang đun sôi.

- Bạn có thể uống nhiều nhất 4 ly trà một ngày.

- Có thể thêm gừng, bột nghệ để giảm nhức đầu và chống viêm.

(Nguồn: Curejoy)

Chia sẻ