Bác sĩ bị tiểu đường 12 năm, ung thư trong 7 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản

Hà Vũ,
Chia sẻ

Những chia sẻ của bác sĩ Trịnh Di Hà sẽ làm cho bệnh nhân tiểu đường cũng như ung thư vững tin hơn vào cuộc sống này.

Bác sĩ Trịnh Di Hà, nguyên trưởng Khoa Nội của Bệnh viện Bình An (Bắc Kinh) đã về hưu chia sẻ bí quyết sống khỏe của bản thân mặc dù ông đã bị ung thư 7 năm và bị tiểu đường 12 năm:

Tôi đã bị bệnh tiểu đường trong 12 năm và bị u đa tủy trong 7 năm. Trong những năm này chiến đấu với căn bệnh, tôi cũng đã thu được một số kinh nghiệm và bây giờ muốn chia sẻ với mọi người. Đầu năm 2019, tôi đã nhận được kết quả kiểm tra sức khỏe của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Bắc Kinh, nhìn kết quả sức khỏe tốt, tôi rất tự tin trong cuộc chiến chống lại "bệnh tật". Những kết quả đó không thể tách rời 5 phương pháp dưới đây.

Bác sĩ bị tiểu đường 12 năm, ung thư trong 7 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 1.

1. Điều chỉnh tâm trạng, thản nhiên đối diện với bệnh tật

Năm nay tôi đã 68 tuổi, với việc suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể, mắc một số bệnh là điều bình thường, tất cả chúng ta không cần phải hoang mang, lo sợ và cố gắng dũng cảm tiếp nhận sự thật và đối diện với bệnh tật.

Bệnh tiểu đường và bệnh ung thư đã trở thành bệnh mãn tính, do đó để chống lại được 2 căn bệnh này cần phải vừa "cứng rắn" vừa "mềm dẻo", để thực hiện mục tiêu sống trường thọ. Vì vậy, mọi người phải tăng cường học hỏi để biết những thông tin liên quan đến ung thư và bệnh tiểu đường, có kế hoạch và phương pháp điều trị.

2. Vận động giúp tăng cường thể chất

Cuộc sống quyết định ở vận động, mọi người đều biết đến lợi ích của vận động tập luyện thể dục: Thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, giúp giảm đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin, tập thể dục có thể chống ung thư, tăng cường chức năng miễn dịch, còn giúp tăng cường chức năng tim và phổi.

Bác sĩ bị tiểu đường 12 năm, ung thư trong 7 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 2.

Mặc dù mùa đông bên ngoài trời lạnh, tôi vẫn kiên trì tập thể dục. Trước tiên, ra khỏi nhà phải đi thật nhanh, giúp cơ thể nóng lên và xua tan cái lạnh. Khi mệt sẽ đến một số nơi như: cửa hàng tạp hóa để nghỉ ngơi, ăn một chút thực phẩm, uống chút nước. Mỗi ngày cứ như vậy, cố gắng đi khoảng 1000 bước. Tôi luôn tin rằng không có loại thuốc hay sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào có thể thay thế thể thao. Tập thể dục có thể mang lại sức sống cho cơ thể. Có lẽ chính việc luyện tập thể thao giúp tạo ra những điều kỳ diệu bất ngờ.

3. Uống nhiều nước trắng

Sau khi tôi bị bệnh, cho dù lượng đường trong máu của tôi được kiểm soát tốt, nhưng tôi cũng thường xuyên cảm thấy khát, đặc biệt là vào ban đêm. Trên thực tế, đây là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang cần nước.

Thuốc chuyển hóa cần nước, tế bào chuyển hóa cũng cần nước, đào thải độc tố cũng cần nước, do vậy chúng ta phải nuôi dưỡng thói quen chủ động uống nước mỗi ngày, chứ không phải đợi khi cơ thể cảm thấy khát mới uống nước. Mỗi ngày cố gắng duy trì uống 2,5 lít nước lọc sau khi tập thể dục vừa phải, điều này còn giúp loại bỏ được chứng táo bón nhiều năm của tôi mà không cần thuốc.

Bác sĩ bị tiểu đường 12 năm, ung thư trong 7 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 3.

4. Kiên trì uống thuốc, thường xuyên khám định kỳ

Ngoài việc uống thuốc hạ đường huyết, hạ lipid máu và thuốc chống tiểu cầu, tôi còn phải dùng thuốc chống khối u. Mỗi loại thuốc đều có những đặc điểm và cách sử dụng riêng, do đó, hãy tìm hiểu thêm về đặc điểm của thuốc mà bản thân đang dùng và tìm hiểu quy luật phát triển của bệnh. 

Kiểm tra định kỳ, kịp thời thông báo với bác sĩ nếu thấy có những biểu hiện bất thường của bệnh, đây cũng là vũ khí kỳ diệu để tôi sống "hài hòa" với căn bệnh này.

5. Phòng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng

Cảm lạnh và nhiễm trùng có thể gây ra biến động lượng đường trong máu và bệnh ung thư cũng dễ nhân cơ hội để "làm loạn". Những người bị bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường. Nhớ 3 tháng trước tôi vô tình dứt một miếng da nhỏ ở cạnh móng tay. Lúc này tôi không quá để tâm, cũng không khử trùng, còn rửa bát và giặt quần áo như thường. Kết quả 3 ngày sau, đầu ngón tay ít bị sưng và rất đau.

Bác sĩ bị tiểu đường 12 năm, ung thư trong 7 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 4.

Khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói mô mềm đã có mủ, bác sĩ trích ra khá nhiều dịch mủ, cộng thêm truyền dịch và chống viêm, thay băng thường xuyên, 2 tuần đã lành hẳn. Nếu chỉ cần 2 ngày nữa không đến bệnh viện, mủ sẽ tiếp tục lan rộng và toàn bộ bàn tay gặp nguy hiểm và hậu quả sẽ không tưởng tượng được.

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ