Bài toán hóc búa kèm tiền thưởng một triệu USD

Theo Công an nhân dân,
Chia sẻ

Suốt từ năm 1997 đến nay, rất nhiều nhà toán học chuyên nghiệp đã dày công "đánh vật" với đề toán nhưng vẫn bó tay. Số tiền thưởng cũng tăng lên xấp xỉ một triệu USD

Cách đây gần 2 thập niên, ngay từ cuối năm 1997 ông Daniel Andrew Beal, một chủ ngân hàng người Mỹ kiêm nhà toán học nghiệp dư ở tiểu bang Texas, đã công bố giải thưởng Beal Prize trên chuyên san của Hiệp hội Toán học Mỹ (AMS).

Giải thưởng dành cho bất cứ ai có khả năng giải được đề toán theo dạng định lý cuối của Fermat (FLT), hay công bố các luận điểm có sức thuyết phục nhất để phản bác lại bài toán ấy, cùng số tiền thưởng đi kèm là 5.000 USD. Theo lời ông Beal, mục đích của giải thưởng nhằm khuyến khích những người trẻ tuổi tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực toán học nói riêng, cũng như khoa học nói chung.

Bài toán hóc búa kèm tiền thưởng một triệu USD 1

Theo thời gian, mức tiền thưởng của 18 năm trước tính theo mệnh giá cổ phiếu của ngân hàng Beal Bank USA nay đã tăng lên xấp xỉ một triệu USD. Nội dung đề toán là hãy điền những chữ số thích hợp vào dạng định lý FLT sau:

Ax + By = Cz . Với điều kiện A, B, C, x, y, z đều là các số nguyên dương, trong đó x, y, z lớn hơn 2. Còn A, B, C có cùng bội số chung nhỏ nhất.

Suốt từ đó đến nay, rất nhiều nhà toán học chuyên nghiệp đã dày công "đánh vật" với đề toán mà phải chịu bó tay.

Riêng ông Michael Breen, phát ngôn viên của AMS tuyên bố rằng thực ra bài toán này còn khó hơn cả định lý FLT, được nhà toán học Pháp nổi tiếng Pierre de Fermat (1601-1665), người từng được tôn vinh là cha đẻ của lý thuyết số hiện đại nghĩ ra, nhưng phải mất hơn 3 thế kỷ sau nhà toán học người Anh Andrew John Wiles mới chứng minh được vào năm 1995, qua việc giải mệnh đề Taniyama - Shimura về các hàm êlip trong hình học đại số.

Thật đáng tiếc là tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có người nào giải được bài toán hóc búa này. Vậy bạn hãy thử xem, để có cơ may trở thành triệu phú "trong tầm tay"!.

Chia sẻ