Bạn có nguy cơ bị ung thư vú?

,
Chia sẻ

Tính toán những nguy cơ bị ung thư vú sẽ giúp bạn làm giảm sự phát triển của căn bệnh nguy hiểm này.

Khi tính nguy cơ bị ung thư vú của mình, bạn nên xem xét bất kỳ yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh của bạn. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ ước tính, 5-10% phụ nữ bị ung thư vú có người nhà cũng bị bệnh này.

Mặc dù không có cách nào chắc chắn để xác định liệu bạn có bị ung thư vú không nhưng việc hiểu rõ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này và thay đổi lối sống có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Bước 1

Hãy quan tâm đến tuổi tác và chủng tộc của bạn. Nguy cơ bị ung thư vú tăng khi bạn già đi. Ung thư vú xảy ra nhiều nhất ở những phụ nữ trên 50 tuổi.

Chủng tộc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư vú. Mặc dù phụ nữ da đen ở Mỹ ít bị ung thư vú hơn những phụ nữ thuộc chủng tộc khác nhưng theo một cuộc nghiên cứu được công bố trong "Breast Cancer Research", bệnh này có xu hướng phát triển mạnh hơn phụ nữ da đen vào thời điểm được chẩn đoán. Phụ nữ da đen cũng có nguy cơ bị ung thư vú tái phát cao hơn.

Bước 2

Nhớ lại xem lần đầu tiên bạn bị hành kinh là khi nào. Nếu bạn bắt đầu bị hành kinh sớm hơn thì nguy cơ bị ung thư vú sẽ cao hơn. Một yếu tố khác cũng cần quan tâm là độ tuổi sinh con đầu lòng của bạn. Sinh con đầu lòng sau 30 tuổi hoặc chưa bao giờ sinh con có thể làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Bước 3

Xem xét lịch sử sử dụng thuốc của bạn. Nếu trước đây bạn từng được chẩn đoán bị ung thư vú, dù là ở mức độ nhẹ, thì nguy cơ bị ung thư vú của bạn cũng cao hơn. Những phụ nữ đã từng bị ung thư vú ở một bên vú thì nguy cơ bị một loại ung thư mới ở vú còn lại cũng sẽ cao hơn. Nguy cơ này tăng lên theo mỗi năm sau lần chẩn đoán đầu tiên.

Bước 4

Nghiên cứu lịch sử sử dụng thuốc của những phụ nữ khác trong gia đình bạn. Tìm hiểu xem mẹ bạn, chị em gái hoặc cô dì của bạn có từng bị ung thư vú không. Nếu ít nhất một người trong số các chị em gái của bạn từng bị ung thư vú thì nguy cơ của bạn cũng sẽ cao hơn.

Bước 5

Hãy nghĩ lại xem liệu bạn đã bao giờ có ly do để bị sinh thiết vú không ngay cảkhi kết quả là âm tính. Mặc dù sự tăng sản không đúng kiểu không gây ung thư nhưng đừng coi thường bất kỳ sinh thiết vú nào tái phát dù kết quả vẫn là âm tính.

Bước 6

Nói với bác sỹ về các nhân tố khác có tiềm năng tăng nguy cơ bị ung thư vú. Có thể bạn sẽ phải thay đổi về lối sống. Mặc dù không có cách nào biết chắc có bao nhiêu nhân tố cụ thể góp phần làm tăng nguy cơ của bạn nhưng bệnh béo phì, uống quá nhiều đồ uống có cồn, có chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, sử dụng thuốc tránh thai đều có thể đóng vai trò trong chuyện này. Bất kỳ hình ảnh chụp X quang tuyến vũ trước đây cho biết mô ngực dày đặc, tuổi mãn kinh của bạn và các nhân tố môi trường nhất định đều có thể khiến bạn có nguy cơ cao hơn.

Lời khuyên

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng phụ nữ nên bắt đầu chụp X quang tuyến vũ hàng năm ở tuổi 40, đặc biệt nếu các yếu tố làm tăng nguy cơ cao. Nếu trong gia đình có người từng bị ung thư vú thì phụ nữ nên chụp X quang tuyến vũ căn bản ở tuổi 30. Sau đó nên tiến hành chụp hàng năm bắt đầu ở tuổi 35.

Thụy Vân

(Tổng hợp theo YH)

Chia sẻ