7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão

Nhóm PV,
Chia sẻ

Theo thống kê đến 15h ngày 15/9, tỉnh Quảng Bình có 7 người thương vong do ảnh hưởng của bão số 10. Toàn tỉnh đã có 49.155 ngôi nhà bị tốc mái;... ước tính thiệt hại ban đầu gần 1.800 tỷ đồng...

Bão số 10 đổ bộ vào Miền Trung.

18:48 - Quảng Bình: Ước tính thiệt hại khoảng hơn 1.749 tỷ đồng

Sau nhiều giờ bị cơn bão số 10, cơn bão lớn nhất nhiều năm qua tàn phá, thị xã Ba Đồn và TP Đồng Hới, Quảng Bình trở nên ngổn ngang, hoang tàn.

Bão số 10 đã làm 1 người chết, 6 người bị thương, 13 ngôi nhà sập hoàn toàn, 49.155 ngôi nhà bị tốc mái, 1500 ngôi nhà bị ngập. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng hơn 1,749 tỉ đồng.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 2.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 3.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 4.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 5.

18:39 - Huyện Kỳ Anh tan hoang sau bão

Cho đến chiều cùng ngày, khi cơn bão cuốn qua, huyện Kỳ Anh tan hoang sau bão. Trên quốc lộ 1A cây đổ nhiều khiến giao thông hỗn loạn. Nhiều đoàn xe bị ùn ứ. Lực lượng chức năng liên tục ra đường để xử lý cây đổ, thu dọn mái tôn, biển quảng cáo để đảm bảo giao thông

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 6.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 7.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 8.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 9.

16:18 - Nam Định: Nước tràn bờ đê, nhiều vùng bị ngập sâu

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 10.

Mưa bão làm đường ngập như sông ở thị trấn Thịnh Long - Hải Hậu. (Ảnh: VTC News).

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 11.

Nước tràn vào nhà dân (Ảnh: VTC News).

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 12.

Một số cơ quan, xí nghiệp ngập sâu trong nước. (Ảnh: VTC News).

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 13.

Tình trạng ngập lụt khiến giao thông bị chia cắt. (Ảnh: VTC News).

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 14.

Nước tràn bờ đê, lênh láng khắp một vùng quê. (Ảnh: VTC News).

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 15.

16:06 - Lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình báo động 3

Ông Phùng Tiến Dũng, Phó trưởng phòng dự báo Thủy văn Trung Bộ, Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của bão số 10, trong 24h qua, trên các sông từ Hà Tĩnh – Quảng Nam đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 150-250mm, có nhiều điểm trên 300mm.

Lũ trên các sông từ Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế đang lên, một số trạm tại Huế đã vượt báo động 1, một số trạm trên sông Giang tại Mai Hoá trên báo động 2.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 16.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 17.

Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình tan hoang sau bão.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 18.

Ngập lục khắp các phố phường.

Trong sáng nay, Hà Tĩnh – Quảng Bình vẫn đang mưa rất lớn, mực nước các sông từ Hà Tĩnh – Quảng Bình đang lên rất nhanh. Thủy điện Hố Hô tại Hà Tĩnh đang phải xả tràn, khoảng 900m3/s, khiến lũ trên thượng nguồn sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ đang lên, biên độ lũ lên rất nhanh.

Dự báo sẽ tiếp tục mưa từ 100-150m trong thời gian tới, nên lũ trên các sông từ Hà Tĩnh – Quảng Bình tiếp tục lên. Mực nước sông Gianh tại Mai Hoá và sông Kiến Giang tại Lệ Thủy có khả năng lên xấp xỉ báo động 3, còn các sông Ngàn Sâu tại Hà Tĩnh ở báo động 1 – báo động 2.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 19.

Nguy cơ cao lũ quét xảy ra tại Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh), Minh Hóa, Tuyên Hóa (Quảng Bình) và ngập lụt tại các đô thị lớn.

Nguy cơ cao lũ quét xảy ra tại Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh), Minh Hóa, Tuyên Hóa (Quảng Bình) và ngập lụt tại các đô thị lớn.

Trong 12h tiếp theo, mưa từ Nghệ An – Thanh Hóa, cảnh báo nguy cơ lũ quét xảy ra tại các huyện biên giới sát Lào như Kỳ Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương (Nghệ An). Lũ không lớn nhưng mưa thời gian ngắn, lượng lớn nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét.

15:44 - Quảng Ninh chìm 2 tàu, hơn 10 người thoát chết

Chiều 15/9, lãnh đạo huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho biết, do ảnh hưởng của báo số 10 khiến song lớn đã làm một chiếc tàu xi măng lưới thép bị chìm tại khu vực cảng Cái Rồng vào lúc 9h sáng.

Chiếc tàu xi măng bị chìm là của anh Hà Văn Quân, ở thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Thời điểm bị sóng nhấn chìm, tàu đang neo đậu tại khu vực cách cầu cảng cũ (cảng Cái Rồng) về phía Đông khoảng gần 100m, trên tàu có 7 người cùng nhiều thiết bị như máy phát điện, máy hàn...

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn thuộc cảng đã nhanh chóng tiếp cận khu vực tàu chìm. Toàn bộ 7 người trên tàu được đưa vào bờ an toàn. Tổng thiệt hại vụ chìm tàu lên tới khoảng 500 triệu đồng.

Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng xác định là là do gió to, sóng lớn khiến con tàu này va chạm vào kè bê tông bị rạn nứt và nước tràn vào trong dẫn đến chìm tàu.

Cũng theo thông tin từ lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh, khoảng 7h sáng 15/9, tàu QN 3016 trong quá trình di chuyển từ Tuần Châu về khu vực Nhà máy Đóng tàu Hạ Long để tránh trú bão số 10 theo lệnh của chủ tàu, đến khoảng 10h20 tàu đã bị chìm tại thủy diện cầu cảng Xi măng Hạ Long. Khi đó trên phương tiện có 2 thuyền viên cùng 2 nhân viên công ty ra hỗ trợ phương tiện trước khi bị đắm.

Ngay khi nhận được tin báo, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các lực lượng chức năng kịp thời có mặt, tổ chức cứu hộ cứu nạn đảm bảo an toàn. Lực lượng chức năng khẩn trương tiếp cận vị trí tàu đắm, sử dụng tàu lai Cái Lân 08 đón thuyền viên về bờ an toàn, không có thương tích. Tài sản trên tàu bị chìm đắm hoàn toàn cùng phương tiện.

Lực lượng chức năng cũng đã yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng phương tiện cảnh giới, thả phao báo hiệu tại vị trí tàu chìm đắm; khẩn trương lập phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định.

15:42 - Quảng Bình: 7 người chết và bị thương

Quảng Bình có 7 người chết và bị thương. Theo thống kê đến 15h ngày 15/9, tỉnh Quảng Bình có 7 người thương vong do ảnh hưởng của bão số 10. Toàn tỉnh đã có 49.155 ngôi nhà bị tốc mái;... ước tính thiệt hại ban đầu gần 1.800 tỷ đồng...

Người tử vong là ông Nguyễn Văn Hoa, 50 tuổi, ở xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn), 6 người bị thương (Tuyên Hóa 2 người và Bố Trạch 4 người); 13 nhà bị sập ở huyện Quảng Trạch, 1.500 nhà bị ngập ở thị xã Ba Đồn và 49.155 ngôi nhà bị tốc mái (trong đó: Quảng Ninh 500 nhà; Tuyên Hoá 451 nhà; Quảng Trạch 17.170 nhà; Ba Đồn 15.810 nhà và Bố Trạch 15.224 nhà).

15:02 - Hơn 60 chuyến bay bị ảnh hưởng, hủy, hoãn

Theo đại diện các hãng hàng không Vietnam Airlines, Jestar, Vietjet Air, do ảnh hưởng của bão số 10 đã có hơn 60 chuyến bay bị ảnh hưởng, hủy, hoãn.

Tính đến 13h ngày 15/9, Vietjet đã ngừng khai thác tổng cộng 28 chuyến bay đi và đến các sân bay khu vực miền Trung do ảnh hưởng của bão số 10. Ngoài ra, nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền, điều chỉnh lại lịch bay.

Còn hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) đã hủy 12 chuyến bay trên các đường bay giữa Hà Nội/TP.HCM – Vinh/Đồng Hới/Thanh Hóa (các chuyến bay mang số hiệu VN 1264/65, 1266/67, 1268/69, 1714/15, 7400/01, 1270/71)

Các sân bay Đà Nẵng, Huế sẽ được VNA khai thác lại sau 14h ngày 15/9. Tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), VNA sẽ tiếp tục không khai thác đến hết ngày 15/9.

14:52 - Quảng Bình: Cây cối, biển quảng cáo bay ngổn ngang, 1 người dân tử vong

Dọc bờ biển Nhật Lệ (Đồng Hới), tại tuyến đường Trương Pháp, cây đổ, mái tôn, biển quảng cáo bay ngổn ngang trên đường.

Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tình Quảng Bình cho biết: Thị xã Ba Đồn đã có 1 người tử vong khi đang phòng chống bão số 10 tại gia đình. Nạn Nhân là ông Nguyễn Văn Hoa, 50 tuổi, ở thôn Minh Tiến, xã Quảng Minh.

Ông Nhân tử vong khi leo lên chằng chống lại mái nhà lúc bão đang đổ bộ.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 20.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 21.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 22.

Cây bị bật gốc.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 23.

Hàng quán bị thổi bay nóc.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 24.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 25.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 26.

Hai cây tre điện bị bao quật gãy tại huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Ảnh Hoàng Thạch

14:47 - Thị xã Cửa Lò ngập nặng

Các con đường lớn quanh khu vực thị xã Cửa Lò đều trong tình trạng ngập nặng. Có những đoạn đường ngập sâu đến gần 1m.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 27.

Mênh mông là một vùng biển nước.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 28.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 29.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 30.

Nước ngập gần bánh xe ô tô.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 31.

Cả thị xã mênh mông biển nước.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 32.

Người dân lội bì bõm trong nước.

13:48 - Quảng Trị: Gió giật cấp 14, nhiều tuyến đường bị chia cắt

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gió giật mạnh, gây lốc xoáy, mưa to trên diện rộng trong 2 ngày 14 và 15/9.

Trưa 15/9, vùng biển tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; vùng ven biển Cửa Việt (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; vùng đồng bằng tại Đông Hà có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9, vùng miền núi Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) có gió mạnh cấp 4, giật cấp 6.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 33.

Mưa rất lớn trên diện rộng, tập trung trong thời gian ngắn nên làm ngập một số tuyến đường giao thông nông thôn ở các vùng thấp trũng, ven sông, suối, một số tuyến đường có ngầm, tràn ở vùng miền núi và làm chia cắt một số tuyến đường ở miền núi như tuyến Tà Rụt đi A Vao bị ngập trên 03m, tuyến đường 558a nước vượt cầu tràn Ba Lòng khoảng 02m, tuyến đường vào trung tâm xã Ba Nang bị ngập, chia cắt nhiều điểm, nước vượt ngưỡng tràn 2,5m…

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 34.

Ngày 15/9, các đoàn công tác của lãnh đạo Tỉnh ủy do đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban làm trưởng đoàn và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã trực tiếp về các địa bàn xung yếu để tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống ứng phó với bão và mưa lớn có khả năng gây ngập lụt sâu, sạt lở đất, lũ quét.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 35.

Tính đến trưa ngày 15/9, tỉnh Quảng Trị đã triển khai sơ tán 6.562 hộ/20.444 người, trong đó sơ tán tại chỗ là 5.521 hộ/16.771 người; sơ tán đến địa điểm tập trung là 1.041 hộ/3.673 người.

Về thiệt hại, hiện có 5 ngôi nhà ở huyện ĐaKrông bị sập hoàn toàn, 84 nhà dân bị tốc mái, một ngôi trường mầm non ở xã Tà Rụt (huyện ĐaKrông) bị tốc mái.

Đặc biệt, ở các vùng ven biển và đặc biệt là khu vực phía bắc tỉnh hiện đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nên chưa thống kê được thiệt hại về nhà cửa, trụ sở, cây công nghiệp, hệ thống điện, thông tin liên lạc, hoa màu, …13:13 - Nghệ An: Người dân gần đê biển sơ tán khẩn cấp

Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) hiện kêu gọi người dân sống gần đê biển sơ tán khẩn cấp vì nước tràn qua bờ đê.

Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Văn Nguyện - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, trước đó, khi bão số 10 đang dần tiến vào đất liền, chính quyền đại phương đã tích cực tuyên truyền vận động người dân ở ven đê di dời đến nơi trú ẩn an toàn.

Hiện sóng biển dâng cao, tràn qua cả đê nên chính quyền và công an huyện cùng các cơ quan chức năng đã vận động, yêu cầu người dân ở gần đê biển di dời khẩn cấp ra khỏi vùng xung yếu nguy hiểm.

Tại huyện Hưng Nguyên, mưa to, gió giật mạnh khiến nước sông Lam dâng cao, đe dọa đến sự an toàn của nhiều hộ dân sinh sống ngoài đê, chính vì thế, nhiệm vụ cấp bách của chính quyền địa phương dọc tuyến đê Tả Lam là di dời các hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt ở huyện Hưng Nguyên.

Công tác di rời đã được tiến hành vào đêm 14 và sáng 15/9 tuỳ thuộc vào diễn biến tiếp theo của bão địa phương sẽ có chủ trương di tản những vùng nguy hiểm cao.

13:08 - Hà Tĩnh tan hoang trong bão

Tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hiện gió đã đổi chiều và rất mạnh. Khả năng tâm bão đã đi qua vì gió đã đổi chiều. Quốc lộ tan hoang sau bão, mái tôn, cây, cột điện đổ đầy đường.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 36.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 37.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 38.

Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh tan hoang sau bão.

12:40 - Quảng Bình: Mực nước sông Gianh dâng cao mức báo động

Theo quan sát của phóng viên Trí thức trẻ, tại sông Gianh mực nước dâng cao đến mức báo động, một số nhà dân sống ven sông Gianh ở thị xã Ba Đồn bị ngập lụt, mưa vẫn không ngớt.

Lúc 10h30, ông Nguyễn Quang Năm - Bí thư Huyện uỷ Lệ Thuỷ (Quảng Bình) thông tin rằng, bão càn quét đến địa phương với sức gió khoảng cấp 8 trên cấp 8, chính quyền và người dân đã chủ động các biện pháp ứng phó trước, sơ tán dân nên chưa xảy ra thiệt hại gì về người và tài sản.

Ông Nguyễn Quang Vũ - Chủ tịch huyện Bố Trạch cho biết hiện tại nhiều xã trên địa phương đã bị thiệt hại do bão số 10 gây ra, nhiều nhà dân bị tốc mái, cột điện, cây cối bị gãy đổ. Nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng.

12:37 - Tâm bão ở Hà Tĩnh - Quảng Bình

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 12h, tâm bão ở ngay khu vực các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15.

Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20-25km/h.

Cũng theo trung tâm, theo ghi nhận ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14, Cửa Việt (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 10, giật cấp 13, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 11, giật cấp 15; Tp. Đồng Hới (Quảng Bình) gió giật cấp 12.

12:33 - Người đàn ông gồng hết lực vẫn bị gió quật ngã sau 10 giây ở Quảng Bình

11:23 - Thực hiện xả trạm BOT để di dân ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Tổng Cục đường bộ vừa có công văn khẩn gửi Cục quản lý đường bộ 2, các sở giao thông vận tải tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình về việc ứng phó với bão số 10.

Tổng Cục yêu cầu Cục quản lý đường bộ 2 chủ trì, phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện phương án phân luồng giao thông cho các phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa lưu thông; phối hợp các Sở GTVT và các bến xe thực hiện nghiêm việc kiểm tra các phương tiện trước khi xuất bến, kiên quyết không cho những phương tiện xuất bến khi bão số 10 đổ bộ vào; chỉ đạo lực lượng Thanh tra đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương và các nhà đầu tư dự án BOT đường bộ xả trạm thu phí đường bộ khi có mưa to gió lớn để phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão và vận tải hành khách, hàng hóa, giám sát việc xả trạm và đóng trạm thu phí.

Đối với các nhà đầu tư dự án BOT đường bộ, Tổng cục yêu cầu thực hiện việc xả trạm khi có yêu cầu của Cục QLĐB II để phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão và vận tải hành khách, hàng hóa.

Trường hợp có những phương tiện, đặc biệt là hành khách buộc phải dừng ở lại các trạm thu phí đường bộ do không thể tiếp tục lưu thông trong bão lũ, đề nghị các nhà đầu tư dự án BOT đường bộ phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương bảo đảm an toàn trật tự cho phương tiện, hành khách và hàng hóa.

11:10 - Cửa Lò - Nghệ An: Sóng đánh cao 6-7m


Phóng viên tại Cửa Lò - Nghệ An

11:00 - Quảng Trị: Trưa ngày 15/9, gió giật mạnh, khoảng cấp 9 – 10

Trưa ngày 15/9, gió tại tỉnh Quảng Trị đã đã mạnh lên rất nhiều, khoảng cấp 9 – 10. Một số nhà dân ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã bị tốc mái, nhiều cây xanh bị gãy đổ, nhiều hàng quán ven biển đã bị gió cuốn bay.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đêm qua và rạng sáng nay (ngày 15/9), trên địa bàn tỉnh có mưa rất to, lượng mưa từ 100-200mm, mực nước các sông đang ở mức báo động cấp 1.

Được biết, trong tối 14/9, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị đã di tản 6.506 hộ với 20.136 người. Đặc biệt, 16 hộ dân trên huyện đảo Cồn Cỏ cũng đã được chính quyền địa phương trên đảo đưa đến nơi trú ẩn an toàn.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 39.

09:56 - Quảng Bình: Mưa lớn kèm theo gió giật rất mạnh

Mưa lớn kèm theo gió giật rất mạnh, phương tiện không di chuyển được. Sóng đánh vào bờ ngày một mạnh và dữ dội.

09:47 - Hà Tĩnh: Mái tôn bị gió thổi bay khắp đường, nhiều người bị thổi ngã

Tại Hà Tĩnh, từ sáng 15/9 mưa và gió rất mạnh. Dọc đường từ TP Hà Tĩnh vào TX Kỳ Anh gió rít mạnh, mái tôn nhà dân và hàng quán ven đường bị gió thổi bay khắp đường. Nhiều người đi xe máy bị gió thổi ngã.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 40.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 41.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 42.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 43.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 44.

Hình ảnh tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh trước khi cơn bão số 10 đổ bộ

08:48 - Bão số 10 đang gây mưa to, gió giật mạnh ở Quảng Trị

Sáng 15/9, tại khu vực biển thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có mưa to, gió giật mạnh kèm theo sóng lớn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong ngày 15/9, bão số 10 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km. Đến trưa và nay, vùng tâm bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Sáng 15/7, tại khu vực biển thị trấn Cửa Tùng (Quảng Trị) có mưa rất to, gió giật mạnh có thể đạt cấp 9-10, kèm theo sóng cao 6-7 mét, biển động dữ dội.

Theo PV ghi nhận tại hiện trường, gió và mưa đang mạnh lên từng phút.

Theo một số người dân ở thị trấn Cửa Tùng, nhìn vào mực nước biển dâng có thể thấy bão số 10 rất mạnh bởi từ trước đến nay chưa thấy nước biển dâng cao như vậy.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 45.

Trao đổi với PV, Đại diện lãnh đạo Đồn Biên phòng Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đã chuẩn bị mọi kế hoạch phòng chống bão số 10.

"Ngay từ ngày 14/9, lực lượng của đơn vị đã xuống những địa bàn xung yếu để giúp bà con nhân dân phòng và chống bão.Trong sáng 15/9, Đồn biên phòng Cửa Tùng cũng đã tổ chức họp bàn để chuẩn bị ra quân phòng chống bão số 10 đổ bộ", vị đại diện này cho biết.

08:10 - Người Đà Nẵng ám ảnh với bão Xangsane

Người dân TP.Đà Nẵng vẫn còn ám ảnh với bão Xangsane (nghĩa là con voi lớn, theo tiếng Lào), đổ bộ vào miền Trung cuối tháng 9.2006.

Cơn bão làm khoảng 70 người chết và mất tích từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi, hơn 500 người bị thương, thiệt hại hơn 10.000 tỉ đồng.

Bão Xangsane còn làm 15.119 căn nhà sập và cuốn trôi; 251.418 căn nhà tốc mái, hư hỏng, 2.059 trường học, cơ quan bị hư hỏng, 579 tàu thuyền chìm và bị hư hại cùng hàng ngàn héc ta nuôi trồng thủy sản, lúa, hoa màu, hàng trăm ki lô mét đường giao thông... bị tàn phá.

07:54 - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn cấp ứng phó bão số 10

Công điện gửi tới UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hà Nội; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Công điện nêu rõ: Bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI) đang di chuyển nhanh hướng về vùng biển và đất liền nước ta.

Theo dự báo, bão sẽ tiếp tục mạnh lên, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão trên biển có thể đạt cấp 12-13, giật cấp 15; từ ngày 15 đến ngày 16/9 bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta với sức gió mạnh dần lên cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14-15, kèm theo nước dâng, mưa lớn trên diện rộng.

Đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến của bão còn phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và đề phòng bão đổ bộ vào bờ sớm hơn dự báo.

Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ do bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có liên quan hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm "bốn tại chỗ", trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:

a) Các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa:

- Phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển và các lực lượng có liên quan và gia đình các chủ tàu khẩn trương rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển.

- Sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho thuyền trưởng và chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết thông tin, diễn biến của bão; hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Đối với khu vực dự báo bão đổ bộ trực tiếp: Tổ chức, hướng dẫn việc sắp xếp, neo đậu tàu thuyền an toàn tại nơi tránh trú, kéo tàu thuyền lên bờ hoặc di chuyển sâu vào đất liền, nhất là tại những khu vực vùng tâm bão có khả năng đổ bộ vào để hạn chế thiệt hại tại nơi neo đậu; kiểm soát chặt chẽ các tàu thuyền hoạt động ven bờ, căn cứ diễn biến của bão và thực tế tại địa phương quyết định việc cấm tàu thuyền ra khơi.

Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tuyến đê biển, cửa sông, đặc biệt là đối với các khu vực đang thi công, khu vực có nguy cơ sạt lở.

Rà soát, tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi đảm bảo an toàn, chủ động sơ tán triệt để người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ bị sóng biển tàn phá, ngập sâu, trong các nhà không bảo đảm an toàn trước khi bão đổ bộ vào.

b) Các địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, đặc biệt là các tỉnh từ Thanh Hóa đến đến Quảng Trị:

- Huy động các lực lượng (quân đội, thanh niên...) hỗ trợ nhân dân tập trung thu hoạch các diện tích lúa đã chín với phương châm "xanh nhà hơn già đồng"; chủ động tiêu nước, phòng chống ngập úng các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

- Chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống nhà cửa, kho tàng, trụ sở (trường học, bệnh viện, công sở), công trình, đặc biệt lưu ý đối với những công trình tháp cao; chặt tỉa, có biện pháp bảo vệ cây xanh để hạn chế thiệt hại, nhất là tại các đô thị.

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, công trình thi công dở dang, các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn.

- Căn cứ diễn biến cụ thể của bão, chủ động chỉ đạo cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.

- Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thu hoạch lúa, hoa màu, chủ động triển khai các biện pháp giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương kiểm tra, vận hành an toàn các hồ chứa thuỷ lợi, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập và công trình thủy lợi.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức dự báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.

4. Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các Đài thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để phối hợp với các lực lượng có liên quan thông báo cho tàu thuyền hoạt động trên biển (kể cả các tàu vận tải lớn, tàu vận tải hoạt động ven bờ); tổ chức hướng dẫn di chuyển, neo đậu an toàn cho các tàu vận tải tránh đứt neo, va đập.

Chỉ đạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không; phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp kiểm soát, bảo đảm an toàn cho hành khách và các phương tiện vận tải hoạt động trong vùng bị ảnh hưởng của bão khi bão đổ bộ vào; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, bảo đảm giao thông trên các trục chính.

5. Bộ Công Thương: Chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với các hoạt động khai thác dầu khí trên biển, các cơ sở công nghiệp lớn; chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện, hệ thống truyền tải điện và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống lưới điện; sẵn sàng khắc phục nhanh sự cố, đảm bảo cấp điện trở lại, nhất là điện phục vụ tiêu úng bảo vệ sản xuất.

6. Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm an toàn về người và tài sản đối với các công trình xây dựng, nhất là công trình nhà cửa, tháp cao, công trình đang thi công dở dang.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó bão; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình, phương tiện bảo đảm thông tin.

8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng biên phòng tuyến biển, Cảnh sát biển phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển, thông báo, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú; triển khai ngay các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, cơ sở vật chất trên các đảo, nhà giàn...; chỉ đạo các quân khu, các đơn vị đóng chân trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với bão khi được yêu cầu.

9. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự tại vùng thiên tai, nhất là đối với các khu vực sơ tán dân đi và đến; chủ động hướng dẫn, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động trên đường khi bão đổ bộ trong trường hợp cần thiết; sẵn sàng lực lượng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, phối hợp thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

10. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn rà soát phương án, chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

11. Bộ Ngoại giao theo dõi chặt chẽ, phối hợp với các cơ quan có liên quan nắm thông tin về tàu thuyền hoạt động trên biển, chủ động liên hệ với các nước, vùng lãnh thổ hỗ trợ ngư dân tránh trú bão khi có yêu cầu.

12. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng tần suất, thời lượng phát sóng; cập nhật, đưa tin kịp thời về diễn biến bão, dự báo, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan ở trung ương và địa phương để các cơ quan và người dân biết, chủ động ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.

13. Các Bộ ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại đối với người, phương tiện, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ địa phương triển khai ứng phó với bão theo quy định.

14. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, công bố vùng nguy hiểm, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai ứng phó cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

07:43 - Bão cấp 12 cách đèo Ngang 140 km

6h hôm nay, tâm bão Doksuri cách đèo Ngang, ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, khoảng 140 km, sức gió tối đa 130 km/h.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 6h hôm nay, tâm bão cách đèo Ngang khoảng 140 km, sức gió tối đa khoảng 130 km/h (cấp 12), giật cấp 15.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 46.

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão. Ảnh: NCHMF.

Dự báo trong vài giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km; khoảng trưa đến chiều nay (15/09), vùng tâm bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.

Đến 16 giờ ngày 15/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100 đến 115 km/giờ), giật cấp 14.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Thượng Lào.

Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) gió mạnh cấp 8-9, sáng nay tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15, biển động dữ dội (Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4). Vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình (bao gồm đảo Hòn Ngư), vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12, giật cấp 15; biển động dữ dội (Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4).

Sóng ngoài khơi vùng tâm bão cao trên 10m, vùng ven bờ 5-6m. Ven biển từ Hải Phòng tới Quảng Bình nước dâng bão có khả năng cao trên 1,0m, riêng khu vực ven biển Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 2,0m.

7 người thương vong ở Quảng Bình, 2 tàu chìm ở Quảng Ninh, Nghệ An - Hà Tĩnh tan hoang sau bão - Ảnh 47.

Bãi biển Thạch Bằng - Hà Tĩnh, gió đã rất lớn, sóng biển cao trên 2m. Ảnh: Hoàng Anh.

Trên đất liền: Từ sáng nay (15/09), trên đất liền ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 7-9, gần trưa tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 15 (cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4); các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; ven biển các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11 (cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3).

Đến hết đêm 15/09, ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Nghệ An tiếp tục có mưa to đến rất to (100-300mm/đợt), riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 400mm;

Từ sáng nay đến hết ngày 16/09, ở Thanh Hóa, các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to (50-150mm, có nơi trên 200mm).

Từ nay đến ngày 17/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

* Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục tình hình bão số 10

Chia sẻ