Bức ảnh 2 chị em trên tàu gây ra cuộc thảo luận sôi nổi, hành khách khen ngợi: Đây chắc chắn là những em bé sinh ra từ "NHÀ GIÀU"

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Nhiều người cho rằng, hai chị em phải được cha mẹ dạy dỗ kĩ càng ra sao mới có thể cư xử đầy giáo dục như vậy.

Cách cha mẹ giáo dục con cái thể hiện qua lời nói và việc làm của những đứa trẻ. Chẳng hạn, gần đây trên mạng xã hội Trung Quốc bàn tán sôi nổi về tư thế ngồi của một cặp chị em ruột trên tàu điện ngầm. Vào ngày cuối tuần, cô bé này đưa em trai đi học, trên tàu lúc đó vốn dĩ chưa có nhiều người nên hai đứa trẻ tìm một chỗ và ngồi xuống, cậu em đặt chiếc đàn ngay chỗ trống bên cạnh mình. 

Bức ảnh hai chị em trên tàu gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi, hành khách khen ngợi: Đây chắc chắn là những em bé sinh ra từ "NHÀ GIÀU" - Ảnh 1.

Hai chị em trong suốt quá trình đều yên lặng không có tiếng động.

Hai chị em trong suốt quá trình đều yên lặng không có tiếng động, sau đó tàu càng lúc càng nhiều khách, ghế trống ở toa xe chung quanh cũng được chậm rãi lấp đầy, còn có người đứng. Lúc này, bé gái nhanh chóng cầm đàn lên, bé nhỏ nép sát vào người chị để khoảng trống rộng hơn, có chỗ cho người khác có thể ngồi xuống.

Bức ảnh hai chị em trên tàu gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi, hành khách khen ngợi: Đây chắc chắn là những em bé sinh ra từ "NHÀ GIÀU" - Ảnh 2.

Khi tàu đông khách hơn, bé gái nhanh chóng cầm đàn lên, bé nhỏ nép sát vào người chị để khoảng trống rộng hơn, có chỗ cho người khác có thể ngồi xuống.

Hành động tinh tế của hai đứa trẻ nên đã thu hút sự chú ý của hành khách trên xe, nhiều người hết lời khen ngợi. Không ít ý kiến cho rằng, hai chị em phải được cha mẹ dạy dỗ kĩ càng ra sao mới có thể cư xử đầy giáo dục như vậy. 

Vậy đặc điểm của những đứa trẻ được giáo dục là gì?

1. Biết tôn trọng người khác

Trên thực tế, rất dễ nhận biết một đứa trẻ có được giáo dục hay không. Trước tiên, chúng biết tôn trọng người khác, xem mọi người xung quanh đều như mình, không cười nhạo chê bai. Lấy ví dụ đơn giản nhất, những đứa trẻ được giáo dục sẽ chủ động nói ''cảm ơn'' sau khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, đồng thời chúng cũng có thể biết cách xin lỗi và sửa chữa kịp thời sau khi mắc lỗi.

2. Sẵn sàng giúp đỡ người khác

Những đứa trẻ có phẩm chất cao nhìn chung rất tốt bụng, biết nghĩ cho người khác và sẵn sàng chủ động giúp đỡ mọi người. Vì vậy, trong cuộc sống, những đứa trẻ này thường có mối quan hệ rất tốt với bạn bè và những người xung quanh.

3. Lòng khoan dung bên trong

Một số trẻ sẽ nảy sinh mâu thuẫn với các bạn vì một số việc vặt vãnh như chơi chung đồ chơi, nếu người khác cướp đồ chơi của mình thì trẻ sẽ gây ồn ào, thậm chí đánh bạn. Những đứa trẻ được nuôi dạy tốt thì không, bởi vì chúng bao dung và hiểu người khác. Chúng sẽ có cách xử lý để vẫn có thể lấy lại đồ chơi nhưng không dùng bạo lực hay lời nói gây tổn thương.

Giáo dục con cái, cha mẹ phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, từ những điều vụn vặt trong cuộc sống. Nói với trẻ rằng chúng phải gõ cửa khi đến nhà người khác, chỉ vào sau khi được người khác cho phép và giữ im lặng ở những nơi công cộng. 

Bức ảnh hai chị em trên tàu gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi, hành khách khen ngợi: Đây chắc chắn là những em bé sinh ra từ "NHÀ GIÀU" - Ảnh 3.

Giáo dục con cái, cha mẹ phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, từ những điều vụn vặt trong cuộc sống.

Người ta nói cha mẹ là người thầy tốt nhất đối với con cái, thật ra lời nói và việc làm của họ rất dễ ảnh hưởng đến con, vì vậy muốn nuôi dạy một đứa trẻ có học thì trước hết phải làm gương cho trẻ.

Ai cũng mắc lỗi, con cái cũng vậy, nhưng cha mẹ nên hiểu rằng phạm sai lầm không đáng sợ, điều quan trọng là nên điều chỉnh hành vi của con mình một cách kịp thời và thiết lập các quy tắc cho con càng sớm càng tốt. Ví dụ, một số trẻ thích vứt rác bừa bãi, cha mẹ phải kịp thời sửa chữa hành vi của trẻ khi trẻ nhìn thấy và để trẻ nhớ rằng làm như vậy là sai.

Cha mẹ là người thầy khai sáng cho con cái, những hành vi của họ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái, vì vậy, cha mẹ trước hết phải chỉnh đốn bản thân mới có thể giáo dục con cái trở thành người văn minh, có học thức.

Chia sẻ