Các mẹ Sài Gòn chú ý bảo vệ con khỏi bọ xít hút máu người nhé !

Cẩm Nhung,
Chia sẻ

TP HCM gần đây đã xuất hiện loài bọ xít hút máu người. Các mẹ cần chú ý một chút để bảo vệ bé nhà mình khỏi loại côn trùng này nhé.

Tại một số quận ở TP.HCM như Tân Phú, quận 7, Bình Thạnh, Gò Vấp đã xuất hiện loài bọ xít hút máu, hoặc giống bọ xít hút máu người. Những ngày gần đâu đã có rất nhiều trường hợp bị bọ xít hút máu. Nhiều người còn phải nhập viện trong tình trạng chân tay bì phù nề, sưng to và ngứa. Điều này khiến nhiều bà mẹ ở TP HCM lo lắng sợ con mình bị loài côn trùng này cắn. Dù chưa biết loài này có gây hại cho người nhiều hay không nhưng các mẹ cũng cần chú ý để các bé không bị chúng cắn nhé !
Mẫu bọ xít hút máu được phát hiện ở Q.2, TP HCM

Đặc biệt các mẹ phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, các góc khuất, tối của nhà và chú ý nhất là khe giường. Đặc điểm của loài bọ xít này sống trong những nơi ẩm thấp, bóng tối và ở các kẽ hở của gỗ, ván. Vì thế các mẹ cần chú ý dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh để phòng của bé ẩm thấp, tối. Dù mùa đông hay hè cũng phơi đệm, quét khe giường thường xuyên. Bởi vì buổi tối, loài bọ xít này thường bay theo ánh đèn vào nhà, khi vào nhà nó bò chậm tìm chỗ tối, khuất kín để sống ổn định và có xu hướng tìm đến các khe giường ngủ để hút máu người.

Vệ sinh nhà cửa các mẹ cũng phải làm đúng cách, lấy chổi quét cẩn thận từng giát giường, khe dường, góc nhà rồi gom rác vào túi ni lông đem đốt. Nếu gặp bọ xít thì có thể giết thủ công bằng tay, nếu thấy trứng thì cho vào túi ni lông đốt hoặc đổ nước lã vào đem vứt đi, trứng bị đổ nước không thể nở được. Cũng không nên tùy tiện phun bất cứ loại thuốc nào để diệt côn trùng.
Thường xuyên giặt chăn màn và phơi đệm để bọ xít hút máu không còn chỗ
chú ẩn để hại các bé và gia đình mình

Trong thời gian này hạn chế để bé chơi ở vườn, sàn nhà ẩm, hoặc phải có người nhà kiểm soát sẽ phần nào bảo vệ bé khỏi loài côn trùng có hại này.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân khi bị loài bọ xít này cắn, nếu sưng quá to, nặng cần được đi khám bác sỹ, nếu nhẹ có thể bôi thuốc sát trùng, chống dị ứng nhưng không nên gãi để tránh vết cắn bị lở loét, nhiễm trùng. Vì thế các mẹ cần chú ý để khi bé bị bọ xít đốt thì có biện pháp để chữa trị an toàn nhất.

Các mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp sau khi thấy bé bị bọ xít đốt. Khi phát hiện bị đốt, rửa sạch vết đốt bằng xà bông nhằm sát khuẩn. Sau đó, bôi kem chống dị ứng côn trùng hoặc bôi các chất có tính sút nhằm trung hòa lượng axit như vôi, kem đánh răng... Sau khoảng 2 - 3 ngày, vết đốt sẽ dịu hẳn và sau 1 tuần vết đốt sẽ khỏi. Nếu vết đốt nặng sẽ bong lớp da chết phía ngoài, đồng thời cũng không còn dấu tích gì khác. Tuy vậy, làn da của bé khá mỏng manh và nhậy cảm các mẹ cần chọn những loại kem có độ kích ứng nhẹ để không làm da bé tổn thương thêm.

Cẩm Nhung

Chia sẻ