Cách ly xong trở về nhà, cặp vợ chồng nổi giận đùng đùng khi kiểm tra tin nhắn điện thoại: Thế là toang cả năm rồi còn đâu

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Biết được sự thực, người mẹ vừa giận vừa khóc hết nước mắt.

Cô Duẩn và chồng làm việc ở Chiết Giang, Trung Quốc trở về quê hương ở Sơn Tây, vì dịch bệnh nên cả hai người đều phải cách ly. Trong thời gian cách ly thì xảy ra sự cố, con trai 8 tuổi lợi dụng lúc không có người trông coi đã lấy thẻ tín dụng của bố mẹ và dùng hết tiền để chơi game.

Ngày đầu tiên, thẻ tín dụng hạn mức 10.000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng) đã bị sử dụng hết. Năm ngày tiếp theo, một thẻ tín dụng nữa của cô cũng không còn đồng nào. Hai thẻ tín dụng khác cũng bị tiêu hết 13.000 nhân dân tệ (hơn 45 triệu đồng) để thanh toán các trò game online. Đây là toàn bộ số tiền người mẹ làm thuê hơn 1 năm mới tiết kiệm được, trong phút chốc mất sạch khiến chị không kiềm được sự tức giận và đau lòng.

Hai tuần đi cách ly về nhà, cặp vợ chồng nổi giận đùng đùng khi kiểm tra tin nhắn điện thoại: Thế là toang công sức cả 1 năm - Ảnh 1.

Toàn bộ số tiền người mẹ làm thuê hơn 1 năm mới tiết kiệm được, trong phút chốc mất sạch khiến chị không kiềm được sự tức giận và đau lòng.

Từ tháng 11/2019 "Thông báo về việc ngăn chặn trẻ vị thành niên say mê trò chơi trực tuyến" đã được thực hiện. Đối với quy định kinh doanh thanh toán trò chơi, người dùng trên 8 tuổi nhưng dưới 16 tuổi không được vượt quá 50 NDT mỗi tháng. Hơn nữa, trong điều 8 của quy định kinh doanh thanh toán game online còn ghi rằng nếu đứa trẻ thanh toán tiền mà không được sự đồng ý của cha mẹ thì cha mẹ có thể yêu cầu đòi lại tiền. Vì thế, cô Duẩn đang hi vọng mình có thể đòi lại số tiền này từ các công ty game online. Được biết, chị Duẩn có hai con trai, cháu lớn học cấp 3, cháu nhỏ học lớp 1. Hai vợ chồng đi làm thuê, một mình ông nội chăm sóc hai cháu.

Hai tuần đi cách ly về nhà, cặp vợ chồng nổi giận đùng đùng khi kiểm tra tin nhắn điện thoại: Thế là toang công sức cả 1 năm - Ảnh 2.

Đứa trẻ được cho điện thoại để liên lạc lúc bố mẹ đi cách ly nhưng gây ra chuyện động trời.

Ngày nay, điện thoại thông minh đang là xu hướng thịnh hành, không chỉ người lớn mà rất nhiều trẻ em đã làm quen từ khi còn nhỏ. Đôi khi, những đứa trẻ cầm điện thoại của bố mẹ cũng gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Hai ngày trước, một cô bé 4 tuổi ở Cát Lâm, Trung Quốc lấy điện thoại di động của bố và gọi mì xào. Vì đói, ban đầu bé chỉ có ý định bắt chước bố gọi 1 phần để ăn nhưng lại gọi nhầm đến 100 tô. Người bố không khỏi có chút tức giận và tiếc tiền. Tuy nhiên trong vài phút sau đó, anh lấy lại bình tĩnh, đặt 100 tô mì ngay ngắn trên sàn nhà. Cuối cùng anh để lại 8 tô ở nhà, 92 tô mì còn lại đem đi mời những công nhân vệ sinh gần đó.

Một người kể: Cháu trai tôi năm nay mới 4 tuổi và đã có thể tải game từ điện thoại di động về và tự chơi. Bạn có thể nghĩ rằng một đứa trẻ 4 tuổi không biết chữ thì làm sao có thể tìm được trò chơi? Nó rất đơn giản, đứa trẻ biết rằng điện thoại có điều khiển bằng giọng nói, vì vậy nó có thể nói trực tiếp. Một số trẻ thậm chí có thể sử dụng điều khiển bằng giọng nói từ TV để tải trò chơi và chơi một mình.

Hai tuần đi cách ly về nhà, cặp vợ chồng nổi giận đùng đùng khi kiểm tra tin nhắn điện thoại: Thế là toang công sức cả 1 năm - Ảnh 3.

Ngày nay, điện thoại thông minh đang là xu hướng thịnh hành, không chỉ người lớn mà rất nhiều trẻ em đã làm quen từ khi còn nhỏ.

Một người mẹ khác cho biết, con gái 5 tuổi của cô từng mua hai chiếc váy trên điện thoại di động, đúng màu hồng yêu thích. Khi được hỏi làm sao biết mật khẩu thanh toán, cô bé tiết lộ rằng đã ghi nhớ khi xem mẹ gọi món.

Đứa trẻ thực sự thông minh hơn chúng ta tưởng. Vì vậy, nếu một em bé vô tình thực hiện một thao tác không mong muốn với điện thoại khiến bạn mất tiền hoặc gặp những rắc rối không đáng có khác, cha mẹ thực sự không nên trách trẻ. Để tránh việc trẻ tiếp xúc sớm với các game bạo lực, phụ huynh cần cài đặt giới hạn thời gian trên các thiết bị, hay cài các phần mềm bảo mật để giám sát trẻ mỗi ngày.

Chia sẻ