Cẩm nang luyện con ngồi bô “độc chiêu” của bà mẹ trẻ

Bana Houz,
Chia sẻ

Nếu bố mẹ có thể dễ dàng dạy con tự xúc ăn, tự mặc quần áo, tự xếp đồ chơi... thì việc dạy bé tự biết đi bô lại có vẻ khá rắc rối và đau đầu vì những trò tinh nghịch của bé.

Lisa Milbrand, một bà mẹ trẻ đã tâm sự những tuyệt chiêu hay ho để đối phó với 5 kiểu trốn dùng bô của con.

“Khi con gái Kaite được gần 3 tuổi, chồng và và tôi quyết định dạy con dùng bô. Vào giờ đi ngủ, chúng tôi thường luân phiên đọc cho con những quyển sách dạy trẻ tự đi bô. Có lúc chúng tôi khích lệ con tập làm điều đó bằng việc mua một một bộ sưu tập quần chip hợp thời trang dành cho bé gái, nhưng đôi khi con bé không chịu thì chúng tôi đành phải trêu đùa nó bằng cách cất đi món kẹo M&M mà con bé cực kỳ yêu thích.

Với những cách như vậy, chỉ trong vòng hai tháng, Katie đã có thể tự đi bô thành thạo. Nhưng thật là đau đầu khi “đi nặng”, con bé nhất quyết dùng bỉm dù cho chúng tôi có “hối lộ”, cầu xin và nịnh nọt như thế nào. Tôi đã thử mọi thủ thuật có thể nghĩ ra được như tạo một “hộp giải thưởng giá trị” giống chương trình “Hãy chọn giá đúng” nếu con tự mình đi bô hay cất bỉm vào một chỗ khác. Thậm chí, tôi cũng từng đe doạ con bé là cho tới bác sỹ nếu không làm điều đó.

Tuy nhiên, kết quả tôi nhận được là con bị táo bón nghiêm trọng và nếu không “nhịn” được, bé  sẽ “đùn” ra hết, trách nhiệm của bạn là dọn dẹp “sản phẩm”. Sau khi nghiền ngẫm kỹ lưỡng mọi thủ thuật mà các bà mẹ từng làm, tôi nhận thấy phần lớn trong số họ đều thất bại nhưng về phía mình, tôi lại khám phá được một vài điều mới lạ.

Trước hết, vì không có cách nào phù hợp cho mọi đứa trẻ nên bạn phải nhận ra điểm khác biệt ở con mình là gì, rồi mới dần dần tháo gỡ những bế tắc để dạy con tốt hơn.

Cẩm nang luyện con ngồi bô “độc chiêu” của bà mẹ trẻ 1

1. Không quan tâm tới phần thưởng

Điều gì đang xảy ra

Kể cả những thứ trên có đáng giá bằng bánh quy Oreo hoặc một bộ Lego thì bé vẫn chọn nói “Không”. Bé nhận thức được rằng bạn và bé không có quan hệ gì và không bắt buộc phải làm những điều bạn nói. Kiên quyết không! Với một đứa bé có ý chí sắt đá, biết nói “Không” còn tốt hơn là có bất kỳ viên kẹo cũ rích nào. Việc ép bé nhận lấy một thứ nhằm đạt được mục đích của bạn chỉ khiến bé từ chối mạnh mẽ hơn mà thôi.

Hãy cố gắng thay đổi tâm lý con từng chút một

Nina Vultaggio - một bà mẹ khác sống tại Coto de Caza, Canada sau vài tháng dùng đủ mọi cách để con tập đi bô đã phải xuống nước “cầu xin” cu cậu. Nhưng cô ấy làm một cách lén lút! “Tôi nói với con rằng những tên cướp biển tại Disneyland đã gọi điện đến nhà mình và muốn con trở thành người giống họ, nhưng yêu cầu đó phải là một cậu bé biết đi bô. Nhưng mặt khác, tôi thể hiện mình không thích con sẽ là cướp biển, bảo con không phải tập đi bô nữa. Nhờ vậy mà ngày hôm đó cu cậu tự giác “học bài” rất chăm chỉ”.

Đưa ra nhiều lời khích lệ khác nhau

Nhiều ông bố bà mẹ sẽ cho con những miếng dán phần thưởng hay kẹo M&M nếu con tự mình đi bô. Nhưng giả sử không có những thứ như vậy thì điều gì sẽ khích lệ bé? Có phải bé thích một ông chú đặc biệt vui tính? Hãy giả vờ gọi điện cho ông chú đó để thông báo là bé đã biết đi bô rồi. Chắc hẳn bé nhà bạn sẽ phổng mũi tự hào vì mình trở thành một em bé ngoan. Bạn hãy lập ra “giờ ngủ dành cho bé ngoan” – để con thức muộn hơn 15’ so với thường lệ giống như một phần thưởng vì bé biết vâng lời bố mẹ.

Bố mẹ tự thưởng cho mình

Điều này nghe có vẻ hơi kỳ, nhưng ở nhà tôi, khi Katie không hứng thú lắm với kẹo M&M thì đây là cách hay ho nhất. Bạn tự gửi cho mình (hay chồng – nhớ nhắc anh ấy là cùng đội với bạn nhé!) một phần thưởng vì mình đã dùng toilet đúng như quy định và làm như lời tác giả Teri Crane trong cuốn“Potty Train Your Child in Just One Day”: Lấy hai cái bình: Một cái đựng tiền lẻ, cái còn lại thì trang trí tranh ảnh về chuyến đi thú vị hay một giải thưởng đặc biệt nào đó nữa. Khi một trong hai bạn đi toilet xong, chuyển 1 xu vào bình có chứa giải thưởng. Bạn hành động càng hào hứng bao nhiêu thì nó tác động tích cực lên bé bấy nhiêu. Theo Crane, muốn con bắt chước mình, bạn sẽ phải mất vài ngày để chứng tỏ rằng đây là một trò chơi rất thú vị.

2. Chỉ có bô ở nhà là dùng được

Điều gì đang xảy ra

Trẻ con cảm thấy thoải mái với những gì thân thuộc – vì thế ở một căn phòng với âm thanh kỳ quặc, có mùi lạ, đông người qua lại có thể khiến bé lo lắng. Nên nắm bắt điều này và giảng giải cho con rằng: âm thanh, mùi lạ tại chốn đông người đó là điều bình thường phải đối mặt nếu con cần đi bô ở một nơi khác không phải nhà mình.

Hãy khiến cho việc sử dụng bô ở những nơi khác cũng thoải mái như ở nhà

Dạy con biết ngồi trên bô và để con bạn tặng con một miếng dán phần thưởng để khen ngợi bé. Theo tác giả Crane, trước hết, nên để bé tập đi bô tại nhà, và khi bạn ra ngoài, nếu được, hãy để bé sử dụng toilet trong phòng tắm. Bé sẽ hứng thú  kiểm tra cái ghế ngồi đặc biệt trên toilet mới và đảm bảo rằng nó vẫn “làm việc” bình thường trước khi bé sử dụng.

Cho bé một chuyến phiêu lưu thú vị trong nhà tắm

Tò mò về phòng tắm mới sẽ thúc bé xem bồn rửa mặt hoạt động thế nào, đếm số phòng hay lắng nghe tiếng nước chảy. Bé sẽ không còn sợ hãi khi dùng bô nữa mà lại thoải mái thích ứng với điều mới mẻ này.

Mang theo giấy nhớ

Toilet ồn ào, tiếng nước xả là nguyên nhân gây ra sợ hãi cho trẻ. Có một giải pháp tạm thời là bạn dán mảnh giấy trên mắt thần toilet tới khi con bạn “hoàn thành nhiệm vụ” và quên đi căn phòng đó.

3. “Con từng làm rất rốt, nhưng giờ thì không”

Điều gì đang xảy ra

Nguyên nhân có thể là một điều gì đó làm xáo trộn thời gian biểu của con như sự xuất hiện của người anh/chị/em mới, chuyển đến nhà mới, thậm chí chuyến đi chơi xa cuối tuần, tiệc sinh nhật một người bạn khiến bé mới tập dùng toilet bị ngã. “Nếu mọi thứ bất ngờ xảy ra với bé, bé sẽ mất đi cảm giác an toàn, và sẽ quay lại với thứ làm nó thấy yên tâm hơn”, Stavinoha nói. Trở ngại trong công việc dạy con là điều bình thường. Đừng coi đó là thất bại của bạn hay của con bạn.

Hãy ngăn con quay lại lối mòn

 “Nếu bé đã dùng bô thành thạo và chuyển sang dùng toilet nhưng lại gặp một vài trục trặc nhỏ thì bé sẽ muốn trở lại cái ban đầu. Hãy nhắc nhở bé trở lại phòng tắm nếu có ý định tiếp tục dùng bô nhỏ” - Elizabeth Pantley,  tác giả của “The No-Cry Potty Training Solution” nói. Không cần phương pháp nào mới cả, vì cái thân thuộc nhất là cái tốt nhất cho bé.

Chịu trách nhiệm với con

Khi con bị căng thẳng, bao bọc và lo lắng cho bé là chuyện bình thường. Nhưng đôi khi nó lại khiến con bé kìm nén lại sự căng thẳng đó. Vì vậy, hãy đề nghị bé để bạn biết khi nào bé sẵn sàng luyện tập dùng bô một lần nữa – biết đâu lại sớm hơn bạn nghĩ thì sao.

(Nguồn: Parenting)
Chia sẻ