Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ

Chí Toàn - Nhã Đan, ảnh: Chí Toàn,
Chia sẻ

Cứ vào thời điểm này trong năm, cửa hàng nhà bà Thịnh luôn tấp nập người mua bánh trôi, bánh chay về để cũng ngày Tết Hàn thực.

Trong mắt của nhiều người: từ người cao tuổi đến con trẻ, Tết Hàn Thực là ngày tết ngọt ngào, thi vị và thơm nức mũi nhất trong năm. Người Việt tượng trưng cho Tết Hàn Thực bằng những thức ăn nguội như bánh trôi, bánh chay.

Theo nghĩa chữ Hán: Hàn là lạnh, Thực là ăn, Tết Hàn Thực mang ý nghĩa là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. Do giao lưu văn hoá từ xa xưa với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn Thực này.

Tuy vậy, Tết Hàn Thực ở nước ta mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Từ đó, Hàn Thực trở thành một ngày Tết không thể thiếu trong văn hóa của người Việt Nam. Ngày này như để tưởng nhớ đến sự tích mẹ Âu Cơ "bọc trăm trứng", ngày mang ý nghĩa mong muốn một năm may mắn, sung túc, mưa thuận gió hòa,... của người dân.

Chính vì vậy, trong ngày đặc biệt này nhà nào cũng phải có mâm bánh trôi, bánh chay cúng Trời Phật, gia tiên. Trong ngày này, dọc theo các con phố lớn ngõ nhỏ, đi đâu người ta cũng bắt gặp hình ảnh các mẹ các chị gồng gánh mang bánh đi bán, cũng ngửi thấy mùi bánh thơm nức lòng. 

Tại cửa hàng bánh trôi bánh chay nổi tiếng Hà Nội, ngay từ sáng sớm đã xuất hiện kẻ bán người mua tấp nập. Nằm trên con phố cổ Gia Ngư, cửa hàng lúc nào cũng đông. Bình thường, cửa hàng chuyên phục vụ các loại chè, xôi chè, mứt nhưng riêng vào ngày đặc biệt này, cửa hàng chỉ chuyên bán bánh trôi bánh chay. 

Bà Lê Thịnh là chủ cửa hàng, bà chia sẻ, năm nay bà đã gần 70 tuổi, bà theo nghề của bà ngoại từ năm 15 tuổi. Bà đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề làm xôi, làm chè, làm bánh trôi bánh chay. 

Chị Vân – con gái bà Thịnh vừa lăn bánh, bao bột bánh, vừa chia sẻ: “Bình thường, gia đình mình mở cửa hàng và làm hàng lúc 5 giờ sáng nhưng vào những ngày đặc biệt này, ngoài việc chuẩn bị sẵn nguyên liệu từ trước, cả gia đình mình sẽ dậy từ 2 giờ sáng để bắt đầu công việc, nhào bột, quấy nồi bột đao hoa bưởi. Hôm nay có khách mua hàng từ 5 giờ sáng. Chính vì vậy, từ 2 giờ tới bây giờ, các thành viên trong gia đình chưa lúc nào được nghỉ tay". 

Bác Hương Mai, khách mua bánh chia sẻ: “Nhà tôi trước ở ngay Hàng Ngang, tôi nhớ sáng nào cũng cùng chồng con đi ăn chè tại cửa hàng nay. Nay gia đình tôi đã chuyển tới mãi Từ Liêm nhưng lúc nào cũng vậy, cứ khi nào cần mua xôi chè, bánh trôi bánh chay tôi sẽ lại về chính cửa hàng này để mua”.

Cô Loan - em gái của cô Thịnh cũng là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo tồn nghề gia truyền này. Cô chia sẻ bí quyết: "Gia đình tôi lựa chọn rất kỹ, kén dùng nguyên liệu làm bánh. Làm bánh trôi bánh chay không khó nhưng làm để thực khách thấy ăn vào mát mẻ, bánh bùi bùi, thơm, nước bánh sắc, tươi, thì không đơn giản".

Để bánh trôi bánh chay được ngon, gia đình bà Thịnh thường ngâm gạo nếp trong nước từ hôm trước, khi hạt gạo nở ra, bà đem xay mịn. Khi nhào bột, bà bảo nên cho nước từ từ để bột không nhão. Hai thứ bánh trôi và bánh chay đều gia đình nhà bà Thịnh tuyển chọn từ những nơi bán uy tín, lâu năm, là bột gạo nếp thơm, mới, mịn.

Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân có đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới, nóng hổi. Còn bánh chay thì nặn vừa tay, tròn dẹt, nhân đậu xanh mềm, đồ chín nghiền nhuyễn. Cho đường kính vào sên nhỏ lửa. 

Ngày nay, cứ mỗi dịp tết Hàn thực về, người dân mọi vùng quê đều làm bánh trôi, bánh chay. Còn ở thị thành, do công việc bận rộn, nhiều khách cũng được hưởng hương vị bánh trôi, bánh chay từ các quán hàng. Chị Thanh Thủy là một ví dụ, chị chia sẻ: "Trước mình thường làm bánh trôi chay trong dịp này nhưng giờ công việc bận rộn từ sáng tới tối, rồi việc chăm con khiến mình không có thời gian làm bánh. Vì thế mình thường tới cửa hàng uy tín lâu năm để mua bánh".

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 1
Trong những ngày đặc biệt này, cô Loan và chị Vân bận luôn tay luôn chân từ sáng tới tối

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 2
Bà Thịnh chủ cửa hàng đã có kinh nghiệm làm bánh hơn 50 năm

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 3

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 4
Vào ngày này, cả gia đình bà mỗi người một việc: người nhào bột, người làm bánh, người nấu...

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 5
Chiều khách, những lúc không đông, cửa hàng cũng nhận mang đồ đến tận nơi người mua

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 6
Bán lâu năm, cửa hàng nhà bà Thịnh rất được nhiều người tin tưởng, yêu mến

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 7
Trên đĩa, vài bông hoa bưởi thơm ngào ngạt đặt cạnh chục viên bánh trôi trắng tinh khôi. Những bát bánh chay lấm tấm vừng thơm ngập trong nước đường bột đao ngọt mát... rất bắt mắt làm nức lòng thực khách.

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 8
Từng đôi tay thoăn thoắt điệu nghệ lăn những viên bánh tròn lẳn, trắng tinh. Đứng nhìn mà cũng cảm nhận được vị ngọt ngọt nơi đầu lưỡi, vị bùi bùi của vừng, thơm ngậy của bánh 

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 9
Khi được viên đều, bánh được mang đi luộc. 

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 10

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 11

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 12


Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 13
Bánh chìm xuống rồi nổi lên, "ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh" là chín, sau đó vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi vớt ra bày lên đĩa. 

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 14

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 15
Trong ngày này, món được khách tìm mua nhiều là xôi vò, xôi cốm

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 16
Có nhiều khách xa cũng lặn lội đến đặt mua

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 17
Bà không dùng bột sắn để làm nước bánh chay mà bà bảo bột đao sẽ khiến thực khách thấy ngon miệng hơn, nước được thơm, sánh hơn

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 18
Có người cho rằng, bánh trôi bánh chay ở đây mang đậm hương vị riêng, khác hẳn bánh nơi khác, vì có sự kết hợp giữa vị bùi bùi của đỗ, dẻo dẻo, thơm ngọt của nếp với mùi hương của hoa bưởi lẫn với bột đao

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 19
Cuộc sống bề bộn khiến không có nhiều người hì hục nặn bánh. Với một số tiền không lớn 15.000-17.000 đồng là có thể mang về những đĩa bánh trôi, bánh chay thơm phức

Cận cảnh một gia đình có truyền thống làm bánh trôi, bánh chay trên phố cổ 20

Chia sẻ