Cẩn thận khi hơi thở của con có mùi lạ

Gia Linh - Theo 39,
Chia sẻ

Dựa vào mùi hơi thở của trẻ, người lớn có thể đoán biết được tình trạng sức khỏe cũng như có những phán đoán ban đầu xem trẻ có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe.

1. Hơi thở có mùi hôi nồng: Khi thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi nồng, tương tự như mùi trứng thối tức là khi đó gan của trẻ đã có vấn đề. Rất có thể chức năng gan của trẻ không khỏe hoặc trẻ mắc bệnh về gan. Người lớn cần đưa trẻ tới bệnh viện khám để có cách điều trị kịp thời và khoa học.

2. Hơi thở có mùi hôi sau khi trẻ ăn hoặc lúc sáng khi chưa vệ sinh răng miệng: Trẻ có thể mắc phải các bệnh về răng miệng như viêm nướu hoặc chảy máu chân răng.

3. Mùi táo ủng: Trẻ bị tiểu đường hay nhiễm ceton acid do dịch chảy ra từ khoang mũi cũng khiến hơi thở có mùi.

4. Hơi thở có mùi chua: Trẻ bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa.

5. Hơi thở có mùi tanh: Đây là bệnh do hệ trao đổi chất của trẻ có vấn đề khiến hơi thở có mùi tanh nồng rất khó chịu.

Ngoài ra, khi bé bị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan mủ, áp xe phổi, giãn phế quản và một số các bệnh khác cũng có thể khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi. Một số nguyên nhân khác như việc tăng lượng lipid trong máu khiến rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ cũng là “thủ phạm” làm cho hơi thở của trẻ có mùi khó chịu.

Tuy nhiên, những trẻ mắc chứng hôi miệng do nguyên nhân này thường có mùi hơi thở giống mùi nước tiểu của mèo. Người lớn cần phải chú ý khi trẻ có dấu hiệu như vậy vì rất có thể trẻ đang mắc chứng chậm phát triển tâm thần, lượng tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu giản, dễ bị nhiễm trùng và chảy máu.

Việc đầu tiên cần làm để giúp trẻ không còn bị hôi miệng, đó là rèn cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày.

Người lớn nên dạy trẻ khi đánh răng thì nên vệ sinh cả lưỡi nữa bởi vì vi khuẩn cũng phát triển rất mạnh ở đây. Ngoài ra, dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ các mảng bám nằm giữa 2 khe răng.

Việc tiếp theo chính là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng cho trẻ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ một cách chính xác nhất và có chế độ điều trị cũng như chăm sóc hợp lý.

Chia sẻ