Câu chuyện "3k tiền hành": Do khả năng chi tiêu của phụ nữ hay "bộ não hư cấu" của những ông chồng hà tiện?

VV,
Chia sẻ

Nhiều người thật sự "cạn lời" sau khi đọc câu chuyện chi tiêu của gia đình trên.

Chi tiêu hợp lý trong cuộc sống luôn là bài toán không hề đơn giản. Đặc biệt là khi chuyện chi tiêu bất hợp lý hoặc 1 trong 2 vợ chồng kiểm soát quá mức sẽ ảnh hưởng đến tình cảm hôn nhân.

Câu chuyện: Vì 3k mà chồng bảo vợ điêu, mang tiền về ngoại

Trên 1 diễn đàn mạng đông thành viên, 1 cô vợ bế tắc tâm sự câu chuyện của chính mình: "Chỉ vì 3 nghìn mà chồng bảo em điêu, lu loa mang tiền về ngoại".

Cụ thể, cô vợ chia sẻ: "Có chị nào ở cữ chồng nuôi không ạ? Con em 1,5 tuổi và 3 tháng, em ở nhà trông con, nhà có nuôi vài con gà mái nên có ít trứng.

Câu chuyện "3k tiền hành": Do khả năng chi tiêu của phụ nữ hay "bộ não hư cấu" của những ông chồng hà tiện? - Ảnh 1.

Tâm sự của cô vợ (Nguồn: Vén Khéo)

Hôm qua 2 vợ chồng đi chợ mua được ít gạo, nước mắm, rau, xin thêm chị bán rau được ít hành về rán trứng mà tính em hay quên không biết làm rơi đâu mất 3k nên cứ nghĩ chắc là đưa cho chị bán hành nên cũng thôi ghi vào sổ chi tiêu vậy mà chụp gửi chồng xem thì lão nói em điêu, lu loa hết lần này lần khác, lúc nào trong đầu lão cũng nghĩ em giấu tiền mang về cho bà ngoại.

Mỗi lần cãi nhau như này em chỉ muốn ôm con về ngoại các chị ạ, chi tiêu gì trong nhà em cũng tính chi li từng đồng nào có dám tiêu pha hoang phí...".

Kèm theo lời tâm sự, cô vợ có đăng tải 1 vài đoạn chat "điển hình" thể hiện sự tính toán khó tả của anh chồng.

Khi cô vợ hỏi tiền mua bỉm, ông bố 2 con vặn vẹo: "Khiếp đặt 4 bịch bỉm thì cả năm mới dùng hết à, mua 1 bịch 1 lần thôi chứ. Tiền mà cô cứ làm như rác vậy, ném qua cửa sổ à?".

Cô vợ cũng thật thà giải thích: "Mua 1 bịch bị đắt đấy chồng ạ nên em mua 4 bịch cho đỡ ship mà rẻ hơn. Với anh chuyển tiền cho em đi chợ nhé, nhà cũng hết sạch thức ăn rồi. Hôm qua con về không có gì ăn, 2 mẹ con ăn cơm chan canh tội lắm".

Đoạn tiếp theo của câu chuyện vẫn là vấn đề 1 bên trình bày còn 1 bên không chịu hiểu.

Anh chồng liên tục trách móc: "Lúc nào nhắn cho tôi là chỉ tiền tiền, thế hôm qua vừa đưa 100k đã tiêu hết rồi à?... Thôi cái tính cô điêu không bỏ được, hành hôm qua xin được mà cô ghi 3k… Mồm cô lu loa giỏi lắm tôi không cãi được. Chưa có tiền đâu vay bà ngoại đi, bao lần cô ăn bớt kiểu đấy rồi chứ không phải mỗi vụ hành lá này đâu".

Dù ban đầu, cô vợ giải thích rất cặn kẽ với thái độ cầu khẩn nhưng sau đó cô cũng không nín nhịn được mà "cãi" chồng: "Ngày nào bảo đưa tiền ăn uống bỉm sữa cũng phải trải qua 7749 câu hỏi vấn đáp của anh rồi mới được đưa tiền. Anh ở nhà trông con thì tôi đi làm ngay".

Nhiều người thật sự "cạn lời" sau khi đọc câu chuyện của gia đình trên. Cũng có người đánh giá đây là câu chuyện "bịa" vì "Trên đời này làm gì có ông chồng nào kinh khủng thế này".

Câu chuyện "3k tiền hành": Do khả năng chi tiêu của phụ nữ hay "bộ não hư cấu" của những ông chồng hà tiện? - Ảnh 2.

Anh chồng vô cùng tính toán

Cách quản lý chi tiêu khi gia đình đang nuôi con nhỏ

Câu chuyện chi tiêu hợp lý nói chung và chi tiêu trong 1 gia đình đang nuôi con nhỏ nói riêng cần phải tính toán, cân đối. Với anh chồng có tính chi li, keo kiệt, tiếc cả vợ con như trên thì thiết nghĩ, cô vợ đó phải dùng biện pháp khác. Bởi nó không nằm ở khả năng quản lý tài chính gia đình của người vợ nữa mà là trách nhiệm, tình thương và sự chia sẻ của người chồng trong gia đình.

Tóm lại, trong sinh hoạt hàng ngày khi có con nhỏ, việc chi tiêu ổn định đúng cách rất quan trọng, nhất là khi thu nhập của bạn không dư giả gì. Dưới đây là vài mẹo quản lý tài chính hiệu quả trong giai đoạn này:

Lập ngân sách: Hãy xác định rõ ràng thu nhập hàng tháng và các khoản chi cố định như tiền nhà, hóa đơn điện nước, bỉm sữa, con cái ốm đau và chi phí sinh hoạt khác.

Ưu tiên nhu cầu: Phân biệt rõ ràng giữa nhu cầu và mong muốn. Nhu cầu như thức ăn, quần áo, giáo dục là cần thiết, trong khi mong muốn có thể không cần thiết và hoãn lại.

Mua sắm thông minh: So sánh giá và tìm kiếm chương trình khuyến mãi, sử dụng phiếu giảm giá, mua hàng loạt các mặt hàng thiết yếu để tiết kiệm chi phí. Ví dụ cô vợ trên mua 1 lần 4 bịch bỉm để được giảm giá và đỡ phí ship.

Câu chuyện "3k tiền hành": Do khả năng chi tiêu của phụ nữ hay "bộ não hư cấu" của những ông chồng hà tiện? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giảm chi phí không cần thiết: Hạn chế việc mua những thứ không cần thiết hoặc mua sắm theo cảm xúc.

Tiết kiệm: Đặt ra mục tiêu tiết kiệm nhất định từ thu nhập hàng tháng cho các khoản chi lớn trong tương lai hoặc khẩn cấp.

Tìm kiếm các hoạt động giải trí ít tốn kém: Chẳng hạn như việc dành thời gian tại các công viên công cộng, tham gia các sự kiện miễn phí trong cộng đồng hoặc tổ chức các hoạt động gia đình tại nhà.

Xem xét mua bảo hiểm: Để bảo vệ gia đình khỏi những rủi ro tài chính không lường trước được. Và trong trường hợp con ốm đau cũng sẽ hỗ trợ phần nào.

Bằng cách thực hiện những bước trên, gia đình bạn có thể quản lý tài chính một cách thông minh, song điều quan trọng vẫn là vợ chồng hiểu, san sẻ và đồng hành cùng nhau.

Chia sẻ