Chồng bỏ đi mặc vợ một mình nuôi ba con, nương thân ở nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn

Hương Thu ,
Chia sẻ

"Tôi nhớ hôm ấy, anh xin về chủ rẫy về sớm. Khi tôi về, đã không thấy anh, vài ngày sau cũng không thấy. Hồi lấy nhau, cả hai vợ chồng chỉ làm thuê, cuộc sống đầy gian nan, chắc thấy nghèo, quá sức chịu đựng nên anh ta bỏ đi..."

bonmecon1
Suốt 8 năm qua, chị Kiều Thị Ánh Liên (43 tuổi, quê Bình Phước) cùng ba người con  Kiều Minh Được (18 tuổi, bên phải), Kiều Minh Vũ (12 tuổi, bên trái), Kiều Minh Tuấn (9 tuổi) chọn bãi đất trống trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Tân Bình) làm nơi mưu sinh. Đây là nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn. 

Họ sống lay lắt trong căn nhà nhỏ khoảng 25m2 đã mục nát, đắp tạm bợ bằng những miếng tôn, tấm bạt. 9 năm về trước, người chồng chị bỏ đi đột ngột khi chị mới sinh đứa út 6 tháng. "Tôi nhớ hôm ấy, anh xin về chủ rẫy về sớm. Khi tôi về, đã không thấy anh, vài ngày sau cũng không thấy. Anh ấy là con út trong nhà, cũng không chăm chú làm ăn. Hồi lấy nhau, cả hai vợ chồng chỉ làm thuê, cuộc sống đầy gian nan, chắc thấy nghèo, quá sức chịu đựng nên anh ta bỏ đi. Một năm đầu, tôi hoang mang, gom góp tiền bạc đi tìm. Không tìm được, tôi chấp nhận một mình nuôi con."

bonmecon
Thấy ở quê nghèo, nên ba mẹ con dắt díu xuống Sài Gòn. Đến bây giờ, chị Liên vẫn không biết tung tích người chồng. 

bonmecon21
"Ngày mới xuống Sài Gòn, mấy mẹ con lang thang, ngủ ở nhà mồ nghĩa địa. Sau vài ngày, có người tốt bụng mới tặng bảo chị vào căn nhà vốn dành cho người trông nghĩa trang ở", , chị Liên chia sẻ. Từ đó đến nay chị ở nghĩa trang này, căn nhà này đã 8 năm.

Ban đầu, chị đi lượm ve chai kiếm sống đặng qua ngày. Một thời gian sau, thấy hoàn cảnh đáng thương nên các sơ mới xin cho vào làm lao công ở một trường học do những người công giáo lập nên. Họ cũng giúp đỡ cho ba đứa con trai được đi học trong trường tình thương. Những ngày đầu mới dọn về, mấy đứa nhóc đều ám ảnh chuyện ma nhát. "Bốn mẹ con đều sợ, tôi phải thắp hương khấn vái mới hết", chị kể. 

bonmecon4
Một ngày, chị dậy từ 4h30 sáng để lo việc quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo cho các con.

bonmecon5
Thấy mẹ lam lũ, cậu con trai cả thường xuyên phụ giúp nhưng chị không cho, để các con yên tâm học hành. Do học trễ năm, nên dù đã 18 tuổi nhưng cậu cả Minh Được mới học hết lớp 7. Được còn bị nhược thị nặng từ khi sinh ra nên chỉ nhìn rõ 1 mắt, cộng thêm sức khỏe yếu. Dù vậy, nhiều năm liền Được đều là học sinh giỏi.

bonmecon6
Xong xuôi đâu đó, chị dắt cậu út đi học ở trường tình thương cách nhà hơn 1km. Hai người con trai còn lại được người dì chở đi học. Có khi chúng tự đi bằng xe đạp. Sau đó, chị Liên bắt đầu công việc lao công của mình, với mức lương hơn 3 triệu/tháng.

bonmecon10
Đến chừng 12h trưa, người mẹ lại chạy về nhà lo cơm nước cho bọn nhỏ, nhất là cậu út. "Mấy tháng gần đây, có bà ngoại ở quê xuống chơi đến Tết về nên việc cơm nước đỡ hơn", chị nói. Trong ảnh, chị Liên cho bé Tuấn ăn cơm, cạnh bên là bà ngoại của bé.

bonmecon7
Những đứa trẻ đều chăm chỉ học hành. Trong ba cậu con trai, chị Liên nhận xét cậu thứ 2 là sáng dạ, chăm chỉ hơn hẳn. Cả ba anh em đều tranh thủ buổi trưa, tìm những bóng mát quanh nghĩa địa học bài. "Em chắc tính học hết lớp 9 thôi để còn nhanh chóng đi làm phụ mẹ. Em tính sẽ đi học nghề đầu bếp", Minh Được bộc bạch.

bonmecon8
Cuộc sống giữa nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn đầy buồn tủi với đám trẻ. Bạn bè của con chị Liên là những chú chó, chiếc xe ruồi người ta cho... 

bonmecon
Ban ngày còn có những bạn bè cùng lớp sang chơi. Tuy nhiên, khi chiều xuống thì các bạn về hết vì... sợ ma. "Em ở đây quen rồi cũng chẳng sợ ma quỷ gì hết. Chỉ sợ nhất là ngày mưa, mái nhà dột, mẹ con phải kéo nhau ra nhà mồ trú, ngủ lại. Có khi nước ngập vào trong kéo theo cả đỉa, rết, sáng hôm sau thức dậy còn thấy rắn trong nhà", em Minh Được chia sẻ.

bonmecon12
Khoảng 4h30 đi làm về, chưa kịp nghỉ ngơi, chị Liên lại lo cơm nước, tắm rửa cho con cái.

bonmecon13
Sống giữa nghĩa trang, không chỉ sợ hãi với những người đã khuất mà bốn mẹ con chị Liên phải đối mặt với các con nghiện, nạn cướp giật và nỗi sợ bệnh tật từ môi trường, nhất là nguồn nước không đảm bảo. Ngày mới dọn về, mấy mẹ con đều bị mẩn ngứa vì dùng nước ở nghĩa địa.

bonmecon14
Chị còn nuôi thêm đàn gà.

bonmecon15
Và đặc biệt là đàn cho 6 con được chị chăm sóc mấy năm nay. Những con chó đều là bị chủ bỏ rơi do già, thương tật, tự tìm đến với  "túp lều" giữa nghĩa trang của bốn mẹ con. Có chú cún, vì thấy chủ tính làm thịt nên chị sẵn sàng bỏ tiền ra chuộc, đem đi chích ngừa đầy đủ. Thức ăn cho chúng, chị xin ở nhà thờ.

bonmecon16
Đến khi trời tối mịt, loxong việc nhà cửa, chị Liên mới bới cơm nguội ăn, có khi mệt quá thì cứ thế bỏ bữa đi ngủ. 

bonmecon
Bữa cơm hết sức đạm bạc, trường kỳ với món trứng gà. Tuần cả nhà chỉ đi chợ hai lần, bữa có cá, thịt từ do các sơ cho là mấy mẹ con được một bữa cơm ngon. Do phải lam lũ, ăn uống thiếu chất nên hiện giờ, chị mang trong người nhiều thứ bệnh như: thiếu máu náo, viêm đại tràng, đau dạ dày… Vì không có tiền đến bệnh viện chữa trị nên chị đành chấp nhận sống chung với những cơn đau dai dẳng do bệnh tật

bonmecon
Buổi tối, cả gia đình chỉ biết giải trí với chiếc tivi cũ được người ta đem tặng. Căn nhà vốn chật nay con chật hơn do có thêm bà ngoại và cậu em út (bị câm) xuống ở. Một mình chị gánh vác cả 5 miệng ăn.

bonmecon17
Mỗi tối, trước khi đi ngủ chị đều đọc kinh, mong chúa ban phước lành. Trước kia, chị vốn theo đạo Phật. Từ ngày xuống Sài Gòn, được các sơ cứu giúp, tạo công ăn việc làm nên chị cải đạo. 

bonmecon18
Thời gian khác trong ngày, chị Liên cùng với một vài người khác làm công việc dọn dẹp mồ mả. Dịp cận Tết là thời điểm "được mùa" nhất của công việc này. Mỗi năm, chị được người ta trả vài trăm ngàn tiền công giữ mộ.

bonmecon19
Mấy đứa nhỏ cũng phụ mẹ làm công việc này.

bonmecon20
Mấy mẹ con khi rảnh rỗi hay ngồi trò chuyện với nhau. Ở Sài Gòn suốt 8 năm, chị vẫn không có tạm trú, chính quyền cũng không làm khó mà cho mấy mẹ con tá túc ở đây. "Nhưng tôi nghe nói khu này sắp giải tỏa, nếu vậy tôi không biết sẽ đi đâu, thuê nhà thì chắc chắn không đủ tiền. Chẳng ai muốn ở giữa nghĩa địa cả, tôi cũng muốn thoát khỏi nơi này lắm nhưng không biết rồi sẽ ra sao", chị Liên trăn trở.

Chia sẻ