Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần rồi cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước

Thu Hương,
Chia sẻ

Cầu hôn sau 6 tháng yêu, câu chuyện bỏ việc nghìn đô theo chồng Tây lên “rừng” sống không điện nước của cô gái Việt Phương Thủy đã khiến hàng triệu phụ nữ phải ngưỡng mộ sự can đảm cũng như tình yêu “đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn” của họ.

Vợ: Phương Thủy (sinh năm 1984)

Chồng: Peter Perris (sinh năm 1967)

Hai vợ chồng hiện đang kinh doanh du lịch sinh thái tại bang Queensland.

Chị Phương Thủy (Thủy Ferris) tốt nghiệp ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh từ năm 2006, sau đó đi làm truyền thông và marketing cho nhiều công ty khác nhau. Năm 2011, Thủy làm nhân viên cho một tổ chức phi chính phủ của Mỹ ở Sài Gòn. Trong một lần đi sang Singapore chơi thì Thủy gặp anh Peter Perris thông qua một người bạn.

Khi đó, anh đang làm Giám đốc mảng xây dựng khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho một công ty lớn. "Ban đầu, mình còn chẳng hiểu anh nói gì bởi mình làm việc với Mỹ còn anh nói giọng Úc. Còn anh thì từng trải nên biết mình cần gì, muốn gì. Mình chỉ nghĩ rằng lúc đó quen mình, anh thực sự nghiêm túc, không phải kiểu bông đùa tán tỉnh nên dần có cảm tình với anh hơn", Thủy chia sẻ.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 2.

Thủy và Peter sống tại Úc đã 2 năm nay.

Sau lần gặp đầu tiên, Peter thú nhận anh đã "phải lòng" Thủy ngay lập tức và quyết định lên kế hoạch cưa đổ bằng được cô gái mình yêu. Anh email cho cô suốt ngày, và hai người liên lạc chủ yếu qua email thay vì gọi điện, nhắn tin như các đôi hẹn hò thông thường. Sau 3 tháng, Peter lần đầu khăn gói sang Việt Nam thăm bạn gái. Gặp nhau nhiều hơn, hai người dần tìm thấy ở nhau những điều mình còn thiếu.

Cứ cuối tuần, Thủy lại bay sang Singapore thăm bạn trai. Được khoảng 3-4 lần như vậy thì Peter đột ngột cầu hôn. "Lúc đó mình còn giãy nãy lên bảo anh rằng mới quen được 4 tháng thôi mà, mình từ chối. Sau đó anh về Thái Lan làm việc, mình lại khăn gói sang Thái thăm anh. Lần nào gặp anh cũng hỏi cưới, cũng khoảng 6 lần gì đó, nhưng mình lại chưa chịu. Tháng 11/2011, khi bọn mình quen nhau được 6 tháng, anh ấy ngỏ lời cầu hôn vào đúng sinh nhật anh, cùng với một chiếc nhẫn trên tay. Mình gật đầu đồng ý", cô gái Việt cá tính kể.

Sau khi kết hôn, Thủy theo chồng sang Thái sống. Ban đầu, chị vẫn còn khá nhiều e ngại vì lo sợ rằng cuộc sống ở nước ngoài sẽ không phù hợp với mình. Hơn nữa, bố mẹ chị cũng có tâm lý không muốn cho cô con gái độc nhất của mình đi xa nhưng rồi cô cũng thuyết phục hai người và bắt đầu làm quen bằng việc tự học tiếng Thái qua youtube, xin việc, có thêm nhiều bạn bè người bản địa. Được 3 năm, hai vợ chồng lại về sống ở Thanh Hóa, Việt Nam vì yêu cầu công việc của anh. Trong mắt vợ, anh Peter không màu mè, không hoa mỹ nhưng lại có tấm lòng chân thành. Anh từng nói một ngày nào đó sẽ dẫn cô về Úc, về những nơi hẻo lánh của Úc, tránh xa con người, nhưng nơi phồn hoa đô thị, anh sẽ đi trồng cây, bắt cá… khiến Thủy vô cùng cảm động.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 3.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 4.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 5.

Ảnh cưới của Thủy và Peter.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 6.

Họ kết hôn sau 6 tháng yêu.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 7.

Ngày ấy và bây giờ - tình yêu vẫn không có gì đổi khác.

"Vì xuất thân nhà không khá giả nên anh không bao giờ ỷ lại, tự thân phân đấu, biết lên kế hoạch lâu dài. Anh lên kế hoạch nếu lấy nhau thì phải làm sao làm sao, mình cảm nhận anh thực sự nghiêm túc. Tính toán tương lai không chỉ tính cho riêng anh, mà là cho "chúng ta". Anh có công việc tốt, nhưng anh hiểu giá trị đồng tiền, không giàu nhưng sống ổn, tụi mình không xe hiệu, hàng hiệu nên mình cũng không nghĩ ngợi nhiều", Thủy cho hay.

ở Thanh Hóa 18 tháng, Thủy là người khởi đầu cho ý định theo chồng sang Úc bắt đầu cuộc sống mới. Hai vợ chồng dự định sẽ xây dựng một trang trại để làm du lịch sinh thái. Vậy là bỏ lại nhà cửa và mọi thứ gây dựng được ở Việt Nam, Peter về nước tìm mặt bằng. Không "ông nọ bà kia", hai vợ chồng làm lại mọi thứ từ số không, bỏ phồn hoa đô thị để làm người nông dân chân lấm tay bùn, để thực hiện được ước mơ của mình.

Mảnh đất mà Thủy và Peter tìm được đã bỏ hoang 30 năm, đủ tiêu chí mà hai người đang tìm kiếm: gần đường quốc lộ, không quá xa thành phố. Tuy vậy, mảnh đất thực sự khô cằn, cỏ mọc cao quá đầu người, chỉ có một ngôi nhà gỗ của chủ trước để lại, đã mối mọt. Peter và bố anh còn phải mang dụng cụ để phạt cỏ tìm lối đi vào trong khi đến xem nhà.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 8.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 9.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 10.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 11.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 12.

Khu trang trại tuyệt đẹp của hai người.

Khi Peter đưa vợ đến khu đất lần đầu tiên, Thủy còn thực sự "choáng" khi thấy một mảnh đất quá khô cằn. Nhưng khi nghe chồng nói về những dự định tương lai, sẽ xây nhà ở đây, làm bãi đỗ xe ở phía này… thì Thủy cũng dần dần bị thuyết phục. Trước khi sang Úc, cô còn tự tay đi tìm mua 20 container gồm đầy đủ bàn ghế, chăn màn, các vật dụng trang trí như tranh thêu, tranh đá quý… với mong muốn sẽ tạo được sự khác biệt cho ngôi nhà "vợ Việt chồng Tây" của mình.

5 tuần đầu qua Úc, Thủy ở nhà bố mẹ chồng. Sau đó hai vợ chồng dọn ra ở ngôi nhà của riêng mình, tự tay làm tất cả các công việc của một "nông dân" chính hiệu. Ngôi nhà được dựng tạm trên nhà kho, không điện, không nước, chỉ có một chiếc bếp nướng than. Vì chi phí cho điện và nước tại Úc rất đắt đỏ nên họ phải dùng nước mưa và máy phát điện, tiết kiệm từng chút một. Đêm đầu tiên ngủ ở nhà mới, Thủy thức nguyên một đêm vì sợ phải ở giữa đồng không mông quạnh, sợ bóng tối, sợ rắn, sợ…ma.

Mỗi một cành cây ngọn cỏ, hàng rào bờ dậu ở đây đều in dấu chân hai vợ chồng, vì hai người khởi điểm là con số 0. "Ví dụ như việc khoan giếng tìm nước, thợ khoan khoan đến 150 mét mà chả có nước. Họ khuyên nên dừng lại. Nhưng vì nếu không tìm thấy nước vẫn phải trả tiền khoan nên tụi mình quyết đi tiếp. Giàn khoan chỉ có thể khoan đến 170 mét sâu thôi. Và tụi chị tìm thấy nước ở độ sâu 164 mét. Hai vợ chồng lúc đó ôm nhau khóc ròng luôn khiến ông chủ còn miễn phí cả tiền đặt ống vì nói chưa thấy cặp đôi nào lì như tụi mình cả", hai người kể lại chặng đường khởi nghiệp không phải rải đầy hoa hồng của mình.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 13.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 14.

Chồng Tây cầu hôn vợ Việt 6 lần, cùng bỏ việc nghìn đô lên “rừng” sống không điện nước - Ảnh 15.

Mỗi sáng thức dậy, Thủy lại được hít thở không khí trong lành...

Nhưng rồi, mọi thứ cũng dần qua đi. Ban ngày hai vợ chồng hăng say làm việc. Mỗi tối, họ ăn thịt nướng từ chiếc bếp than duy nhất rồi ngồi bên nhau bàn đủ mọi công việc trên đời. Mặc dù công việc vất vả, khó nhọc nhưng Thủy lại cảm thấy thú vị, bởi bình thường, hai người đều có công việc riêng, ai có việc nấy nhưng giờ thì lại có thể làm việc chung với nhau từ sáng đến tối, phối hợp ăn ý trong tất cả mọi việc.

Cô nhận ra rằng, dù khó khăn vẫn còn rất nhiều nhưng bù lại, tình cảm của hai vợ chồng lại càng thêm khăng khít bền chặt. Anh Peter đã dạy chị rất nhiều từ cách sống đến các kỹ năng sinh tồn. Hơn 1 năm sống cuộc sống giản dị tại Úc, Thủy hiểu hơn về quê hương của chồng, về những khó khăn của người làm nông, những luật lệ thủ tục rườm rà, mặt trái của xã hội – điều mà những Việt kiều khác ít có cơ hội trải qua.


Thủy là người châu Á duy nhất trong cả thị trấn nơi cô ở nhưng càng sống tại đây, cô càng cảm động về những tình cảm mà những người dân nơi đây dành cho mình. Hơn một năm sống không điện, nước, không nhà bếp, giản dị hết mức có thể, Thủy hiểu thêm được sự quý giá của mọi thứ và trân trọng hơn những gì mình có. Đó là những điều mà khi còn ở Việt Nam cô chưa từng học được. Cuộc sống của cô cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều từ khi suy nghĩ thay đổi. Mỗi sáng thức dậy, cô hạnh phúc khi được hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót véo von, thấy vui khi được chụp ảnh một chú gấu nhỏ đang trèo cây…

5 năm sau khi lấy chồng, Thủy mới thực sự hòa nhập với cuộc sống của quê hương ông xã khi cô tham dự các lễ hội đồng quê, được nấu nướng những món ăn truyền thống của nước Úc. Cô được mẹ chồng dạy nấu các món ăn ngon như bít-tết, làm bánh… để phục vụ khách khi tới thăm trang trại của mình. Cho đến bây giờ, cô đã thực sự hiểu được giá trị của hạnh phúc, đó là được cùng chồng nếm những món ăn ngon, được tự tay làm những điều mình thích.

Chia sẻ