Sự thật chuyện 1-0-2 người đàn ông ho "văng phổi": Đề phòng bệnh mãn tính có thể đe dọa tính mạng

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Một người đàn ông 36 tuổi ở California gần đây đã ho ra một cục máu đông bị tích tụ trong phổi. Thế nhưng, điều đáng nói là mọi người lại hiểu lầm là anh đã ho ra cả một nhánh phế quản.

Người đàn ông ho ra phổi đúng nghĩa đen - Trường hợp cực hiếm gặp trong y khoa từ trước đến nay

Sau một cơn ho khủng khiếp, bạn có thể chia sẻ nỗi kinh hãi ấy bằng những cụm từ như "tôi cảm giác mình ho ra cả phổi mất rồi". Tất nhiên là bạn đang phóng đại nhưng hóa ra đúng là bạn có thể ho ra phổi, hoặc ít nhất là một phần của lá phổi.

Sự thật chuyện 1-0-2 người đàn ông ho văng phổi: Đề phòng bệnh mãn tính có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 1.

Một người đàn ông 36 tuổi ở California gần đây đã ho ra một phần lá phổi sau khi nhập viện với chứng tim đập nhanh.

Một báo cáo trường hợp được công bố trên Tạp chí Y học New England đã đưa thông tin như sau: Một người đàn ông 36 tuổi ở California gần đây đã ho ra một phần lá phổi sau khi nhập viện với chứng tim đập nhanh. Người đàn ông này đã được đưa vào ICU (cấp cứu) tại Đại học California, Trung tâm Y tế San Francisco trong tình trạng suy tim mãn tính. Bệnh nhân có tiền sử sức khỏe tim mạch kém và trước đó đã được cấy ghép máy tạo nhịp tim, phòng trường hợp tim ông bị tắc hoàn toàn.

Trong suốt tuần đầu tiên ở ICU, anh thường xuyên ho ra máu và chất nhầy, nhưng cơn ho lại tệ hơn những người khác. Anh ho ra một mảnh phế quản, trong đó có các ống phân phối không khí cho phổi. 

Sau đó, các bác sĩ đã đặt một ống vào cổ họng để bệnh nhân có thể tiếp tục thở. Nhưng anh đã qua đời vào tuần sau đó do biến chứng suy tim vì có quá nhiều chất lỏng trong máu và không đủ máu bơm vào các bộ phận trong cơ thể.

Sự thật chuyện 1-0-2 người đàn ông ho văng phổi: Đề phòng bệnh mãn tính có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 2.

Bệnh nhân trước đó mắc chứng suy tim phân suất tống máu bảo tồn.

Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện cho biết họ đã cực kì bất ngờ khi nhìn thấy thông tin mà Tạp chí Y học New England đăng tải. Vì đó không phải là nhánh phế quản như mọi người hiểu nhầm, nó chỉ là máu đông bị tích tụ trong phổi bệnh nhân, và tình cờ có hình như các nhánh cây phế quản.

Trước khi nhập viện, bệnh nhân có sức khỏe kém, được chẩn đoán suy tim phân suất tống máu bảo tồn (EF) – những phép đo lượng máu mà tâm thất trái bơm ra theo mỗi cơn co thắt chỉ có 20%. Theo Mayo Clinic, EF bình thường phải đảm bảo trên 55%.

Chưa hết, anh cũng bị hẹp van động mạch chủ - một khuyết tật bẩm sinh có thể khiến một trong những van bơm máu qua cơ thể trở nên hẹp, làm giảm lưu lượng máu từ tim đến cơ thể. Bệnh nhân trước đây phải trang bị van động mạch chủ thay thế vì khiếm khuyết.

Cơn ho dữ dội đã hành hạ người đàn ông này ngay trong tuần đầu tiên, kết hợp với tim, phổi yếu khiến bệnh nhân ho ra cục máu đông đó. 

Sự thật chuyện 1-0-2 người đàn ông ho văng phổi: Đề phòng bệnh mãn tính có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 3.

Cơn ho tác động lên một phần của lá phổi chứ không phải toàn bộ phổi.

Chấn chỉnh lối sống, phòng ngừa chứng bệnh suy tim

Suy tim là vấn đề tim mạch khá thường gặp trên thực hành lâm sàng. Tần suất 1-2% trên quần thể người trưởng thành ở các quốc gia phát triển và tăng đến >10% trên dân số những người > 70 tuổi. Suy tim là biến chứng của hầu hết các bệnh liên quan đến tim mạch: van tim, mạch vành, tim bẩm sinh, tăng huyết áp… và là nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh.

Suy tim không phải là căn bệnh mà là "hội chứng suy tim", bao gồm nhiều triệu chứng. Cũng như tình trạng "suy" của các tạng và hệ khác (suy gan, suy thận, suy hô hấp…), suy tim là tình trạng tim không thể chu toàn nhiệm vụ, không cung cấp đủ máu cho nhu cầu của mọi cơ quan, tế bào khắp cơ thể.

Sự thật chuyện 1-0-2 người đàn ông ho văng phổi: Đề phòng bệnh mãn tính có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 4.

Suy tim là vấn đề tim mạch khá thường gặp trên thực hành lâm sàng.

Suy tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những bệnh lý tim mạch. Có khoảng 50.000 người bệnh suy tim tử vong hàng năm. Tỷ lệ tử vong do suy tim thậm chí cao hơn tỷ lệ tử vong do một số loại bệnh ung thư. Mặc dù hiện có rất nhiều tiến bộ trong điều trị, tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn còn rất cao.

Dấu hiệu của suy tim được bác sĩ cảnh báo đó là khó thở, ho, một số có thể có cơn đau tức ngực. Nếu thêm phù kết hợp với ho, khó thở thì rất có thể phù này là do suy tim.

Đặc biệt dấu hiệu vàng đó là khó thở có thể khó thở khi gắng sức, khó thở khi không gắng sức, khó thở khi sinh hoạt bình thường, thậm chí ăn, ngủ cũng thấy khó thở cần đi khám có thể là dấu hiệu của suy tim.

Để phòng ngừa suy tim, bạn cần đảm bảo lối sống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh:

Sự thật chuyện 1-0-2 người đàn ông ho văng phổi: Đề phòng bệnh mãn tính có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 5.

Tránh vận động quá sức nếu bạn mắc chứng suy tim.

- Tránh vận động quá sức.

- Bỏ thuốc lá.

- Không để quá cân, nên kiểm tra cân nặng điều độ.

- Uống nước vừa đủ.

- Hạn chế ăn muối: Không nên ăn quá 2g muối mỗi ngày.

- Hạn chế ăn chất béo. Rối loạn chuyển hóa mỡ máu là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, căn bệnh góp phần đưa đến suy tim.

- Không uống rượu: Rượu có thể tương tác với thuốc điều trị, ảnh hưởng co bóp cơ tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp.

- Tập thể dục đều đặn.

- Tránh bị stress.

- Tránh mất ngủ: ngủ đủ giấc tốt cho tim và sức khỏe.

Chia sẻ