Chuyên gia giáo dục Beth Fredericks: Phương pháp STEAM không cao sang như tưởng tượng, bố mẹ có thể dạy con từ chính nồi niêu, xoong chảo trong nhà

Thanh Hương,
Chia sẻ

Rất nhiều ông bố bà mẹ lầm tưởng STEAM là phương pháp giáo dục cao sang, xa vời với thực tiễn và khó áp dụng ở nhà nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

STEAM là viết tắt của các từ "Science, Technology, Engineering, Art, Math" – "Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học". Phương pháp STEAM được hiểu đơn giản là cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 5 lĩnh vực trên thông qua việc học lý thuyết kết hợp với các hoạt động trải nghiệm, thực tiễn.

Điều đó có nghĩa nếu trẻ học về con ếch, chúng sẽ được tận tay cầm con vật lên để quan sát. Nếu học về các thành phần của nước, chúng sẽ được trực tiếp tham gia lọc nước để tìm hiểu, xác định các tạp chất,… Hay khi học về sự trưởng thành của cây, trẻ sẽ được tự gieo hạt rồi quan sát quá trình phát triển của hạt.

Chính nhờ những hoạt động thực tiễn đó mà trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn.

STEAM không phải là phương pháp giáo dục cao sang

Ở Việt Nam, phương pháp STEAM những năm qua khá phổ biến. Rất nhiều trường học và các phụ huynh đã áp dụng dạy dỗ cho học sinh, con em của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa từng nghe qua và có những lầm tưởng về STEAM.

Chuyên gia giáo dục Beth Fredericks: Phương pháp STEAM không cao sang như tưởng tượng, bố mẹ có thể dạy con từ chính nồi niêu, xoong chảo trong nhà - Ảnh 2.

Không ít bậc phụ huynh nghĩ rằng đây là một phương pháp giáo dục cao sang và vô cùng tốn kém.

Nói về điều này, bà Beth Fredericks, giám đốc Little Academy, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển giáo dục mầm non, bảo tàng giáo dục, kết nối gia đình cho biết, có tổng cộng 12 kỹ năng khoa học cơ bản thuộc STEAM mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải học. Đó là: Quan sát, mô tả, phân loại, giao tiếp, ghi chép, thí nghiệm, phán đoán, tổng quát vấn đề, liên kết kinh nghiệm trước và sau, giải quyết vấn đề, cộng tác, sử dụng công cụ.

Các kỹ năng này nói riêng và STEAM nói chung không phải phương pháp cao sang gì và bố mẹ hoàn toàn có thể tự dạy con tại nhà chỉ đơn giản bằng cách cho chúng chơi trong nhà bếp, tiếp xúc với các đồ đạc gia dụng thân thuộc.

Chuyên gia giáo dục Beth Fredericks: Phương pháp STEAM không cao sang như tưởng tượng, bố mẹ có thể dạy con từ chính nồi niêu, xoong chảo trong nhà - Ảnh 3.

Bố mẹ có thể chỉ cho con nồi niêu, xoong chảo, tủ lạnh, lò nướng, các vật liệu tái chế,… và giải thích cho con chức năng, công dụng của những vật này.

Chẳng hạn như khi nói về tủ lạnh, bố mẹ có thể mở tủ ra cho con xem rồi dạy con về cơ chế hoạt động, cách làm lạnh của tủ. Còn nồi thì bố mẹ hãy để con sờ, sau đó giải thích cho con biết đây là chất liệu gì. Kỹ lưỡng hơn thì bố mẹ nói thêm với con về cách người ta chế tạo ra chiếc nồi đó.

STEAM có rất nhiều cấp độ học tập và bố mẹ hoàn toàn có thể dạy cho con những bài học ở cấp độ đơn giản nhất.

Phương pháp STEAM không cần đồ chơi đắt tiền, đôi khi những vật dụng quen thuộc trong nhà cũng có thể dạy cho trẻ bài học bổ ích, lý thú. Đây là điều mà chuyên gia Fredericks nhận định.

Chuyên gia giáo dục Beth Fredericks: Phương pháp STEAM không cao sang như tưởng tượng, bố mẹ có thể dạy con từ chính nồi niêu, xoong chảo trong nhà - Ảnh 4.

Trước việc nhiều ông bố bà mẹ có tâm lý e dè, không dám dạy con phương pháp STEAM vì sợ dạy sai, bà Fredericjks động viên: "Hãy tự tin lên! Bố mẹ phải là giáo viên đầu tiên của con. Đừng bao giờ sợ sai cả. Trẻ nhỏ không chỉ học được từ những điều đúng đắn mà ngay cả từ những sai lầm. Cuộc đời chính là cuốn giáo trình STEAM cực đại. Chính từ những trải nghiệm mà chúng ta rút ra được bài học. Không chỉ trẻ em, mà ngay người lớn cũng có thêm kiến thức".

Về tài liệu tham khảo, bà Fredericks cho biết, các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm theo từ khóa "Child STEAM" và sẽ cho ra rất nhiều kết quả lý thú, bổ ích.

Chuyên gia giáo dục Beth Fredericks: Phương pháp STEAM không cao sang như tưởng tượng, bố mẹ có thể dạy con từ chính nồi niêu, xoong chảo trong nhà - Ảnh 3.

Bố mẹ có thể tham khảo về phương pháp STEAM trên các trang mạng xã hội.

Nên dạy trẻ phương pháp STEAM ở độ tuổi nào?

Một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm nhất là ở độ tuổi nào thì trẻ có thể học và tiếp thu được phương pháp STEAM? Giải đáp thắc mắc này, bà Fredericks cho biết: "Trẻ có thể học STEAM ngay từ lứa tuổi mầm non!".

Theo đó, trẻ nhỏ chính là những nhà khoa học bẩm sinh. Chúng luôn tò mò về mọi sự vật, sự việc xung quanh. Minh chứng là việc chúng thường ngây ngô ngắm nhìn, quan sát hay hí hửng cầm nắm, sờ một vật gì đó mới lạ.

"Vì thế việc bố mẹ cho chúng cơ hội để trải nghiệm các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán sẽ rất thú vị", bà Fredericks giải thích thêm.

Chuyên gia giáo dục Beth Fredericks: Phương pháp STEAM không cao sang như tưởng tượng, bố mẹ có thể dạy con từ chính nồi niêu, xoong chảo trong nhà - Ảnh 6.

Bà Fredericks tham dự hội thảo ICE ở Việt Nam.

Bố mẹ quan tâm đến Phương pháp dạy con STEAM, hãy tham khảo TẠI ĐÂY

Chia sẻ