Có nên quá lo lắng vì sự cố nhầm lẫn "không phải con của mình" khi thụ tinh trong ống nghiệm?

HN,
Chia sẻ

Có thể nói, việc tìm kiếm đứa con mơ ước với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn vốn đã rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều người cũng mang nỗi lo về sự nhầm lẫn không mong muốn này.

Mới đây, vụ 1 bác sĩ người Canada thụ tinh sai tinh trùng cho 100 bệnh nhân đã thật sự gây chấn động, gây bức xúc trong dư luận và đặc biệt làm những người buộc phải có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) thêm lo lắng. Trên thế giới từng xảy ra một số trường hợp nhầm lẫn mẫu tinh trùng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn như trường hợp bệnh nhân Nancy Andrews ở NewYork hay Trung tâm Thomson, Singapore.

Năm 2016 tại Hà Lan, 26 phụ nữ điều trị hỗ trợ sinh sản tại trung tâm Y tế Đại học Utrecht cũng nghi ngờ bị nhầm mẫu tinh trùng. Hay mới đây, một cặp vợ chồng gốc Á đã nộp đơn kiện một trung tâm IVF tại Los Angeles (Mỹ) vì đã ghép nhầm phôi thai của người khác cho họ.

Có thể nói, việc tìm kiếm đứa con mơ ước với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn vốn đã rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều người cũng mang nỗi lo về sự nhầm lẫn không mong muốn này.

Nhân đây, Ths. Nguyễn Minh Đức – Trưởng Labo Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã có những giải đáp cặn kẽ về vấn đề này để các cặp vợ chồng được yên tâm.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Đức

Thạc sỹ Nguyễn Minh Đức.

Thưa Ths. Nguyễn Minh Đức, vấn đề nhầm lẫn tinh trùng hay cấy nhầm phôi tại sao có thể xảy ra trong quy trình thực hiện TTTON? Theo kinh nghiệm của anh, sai sót thường đến từ khâu nào dẫn đến xảy ra việc đáng tiếc này?

Thông thường, sai sót có thể xảy ra ở các khâu:

Thứ nhất, quy trình nhận dạng bệnh nhân: Bệnh nhân lấy noãn bị nhầm, bệnh nhân lấy tinh trùng bị nhầm và bệnh nhân vào chuyển phôi nhầm.

Thứ hai, nhầm lẫn trong hệ thống phòng Labo hỗ trợ sinh sản, cụ thể như sau:

- Tinh trùng: Lọc rửa nhầm tinh trùng, đưa nhầm tinh trùng lên hộp nuôi cấy, thực hiện thụ tinh, trữ và rã nhầm tinh trùng.

- Noãn: Rửa nhầm noãn, tách nhầm noãn và đưa nhầm noãn lên hộp nuôi cấy, thực hiện thụ tinh, trữ và rã nhầm noãn.

- Phôi: Rửa nhầm phôi, chọn nhầm phôi, chuyển nhầm phôi, trữ nhầm phôi và rã nhầm phôi.

TTTON-1

Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc. Vậy tại Việt Nam, từng có trường hợp tương tự xảy ra hay chưa?

Tại Việt Nam, từ khi TTTON bắt đầu được thực hiện từ năm 1997, sau hơn 20 năm, chúng tôi chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nhầm lẫn nào kể trên.

Trong hỗ trợ sinh sản, nhầm lẫn là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, không thể chấp nhận được vì nó để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tương lai của đứa trẻ. Vậy thì, xin bác sĩ cho biết, là một đơn vị chuyên về hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã áp dụng một quy trình như thế nào để kiểm soát vấn đề này?

Tại bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chúng tôi cũng không ít lần nghe bệnh nhân tâm sự về khả năng phải mang thai đứa con "không phải của mình". Bởi vậy, từ lúc bắt đầu thăm khám cho bệnh nhân đến lúc chuyển phôi, chúng tôi đều tuân theo những quy định rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn tinh trùng, noãn, phôi như bệnh nhân lo lắng. Quy trình này thường bao gồm các bước sau:

- Kiểm tra thông tin bệnh nhân: Nhân viên y tế hỏi 5 chỉ số như họ tên vợ và ngày tháng năm sinh, họ tên chồng và ngày tháng năm sinh, mã số bệnh nhân (hoặc số điện thoại). Quá trình hỏi và trả lời của bệnh nhân được thực hiện từ khi làm thủ tục hồ sơ, xét nghiệm, siêu âm, đơn thuốc, trước khi vào phòng chọc trứng, chuyển phôi đến khi vào phòng chọc trứng, chuyển phôi. Đây là việc rất quan trọng thực hiện xuyên suốt nhằm đảm bảo các kỹ thuật được thực hiện đúng bệnh nhân.

- Yêu cầu bệnh nhân nộp chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn và mang chứng minh thư gốc để đối chiếu khi lấy mẫu tinh trùng và vào phòng chọc trứng, chuyển phôi: Đây là bước cần thiết để bảo vệ bệnh nhân, đảm bảo triển khai dịch vụ cho chính bệnh nhân đó và nhân viên y tế không thể nhầm lẫn.

- Trước khi làm thủ thuật, bệnh nhân sẽ được đeo vòng tay chứa các thông tin cá nhân: Vòng tay này được thiết kế đặc biệt để không thể tự tháo hoặc sửa thông tin; và chỉ có thể tháo bởi nhân viên y tế trước khi bệnh nhân rời viện.

TTTON-2

- Thực hiện quy trình "double check": Nhận dạng hộp và đĩa theo tiêu chuẩn quốc tế RTAC – của Úc và New Zealand về định danh bệnh phẩm, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn sau:

+ Ít nhất 3 thông tin bệnh nhân được đưa lên các dụng cụ chứa giao tử và phôi để định danh. Thông thường, tên, mã số bệnh nhân (có thể thay bằng ký tự đặc biệt: năm sinh, tên đệm khác, ký tự ABC…), số thứ tự chọc hút (trong ngày) sẽ được đưa vào để nhận dạng. Và tại bệnh viện Nam học, trong 3 thông tin trên, phải có 1 thông tin đảm bảo tính duy nhất cho bệnh nhân như mã số, ký tự đặc biệt, đồng thời chúng tôi có quy ước riêng cho từng khâu để đảm bảo tính nhất quán và thống nhất cho việc định danh kể cả khi bệnh nhân việc lưu trữ phôi và giao tử trong nhiều năm.

+ Việc kiểm tra chéo thực hiện độc lập giữa hai nhân viên về toàn bộ 3 thông tin trên sẽ áp dụng cho tất cả mọi khâu. Việc này nhằm đảm bảo tính trách nhiệm cũng như ghi nhận thông tin,

+ Việc ký tên xác nhận nhân viên kiểm tra chéo vào bảng biểu là việc thường quy bắt buộc trong hệ thống Labo của bệnh viện Nam học.

+ Áp dụng kỹ thuật để tránh sai sót (tem dán hộp, dụng cụ và sử dụng mã vạch…).

+ Quy trình vận hành để không có chồng chéo giữa các hộp (bệnh nhân được phân định theo ngày, theo thời gian và theo cả không gian tủ cấy…).

- Nhân viên được đào tạo quy trình và có nhân viên giám sát việc tuân thủ quy trình đó.

- Trong quá trình thực hiện, nhân viên y tế phải đảm bảo một mẫu duy nhất trên các vị trí thao tác trong quá trình lọc rửa tinh trùng, tìm noãn, tách noãn… để loại trừ khả năng nhầm lẫn.

- Với người chồng, khi lấy mẫu sẽ phải kí cam kết và xác nhận khi bàn giao mẫu tinh trùng. Ngoài ra, bệnh viện sẽ lưu lại 1 mẫu máu và 1 mẫu tinh trùng để sau này có thể kiểm tra lại.

TTTON-3

Thạc sỹ Minh Đức đang thực hiện thao tác tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.

Quy trình này có giống nhau giữa các đơn vị IVF không và đâu mới là bước quan trọng nhất trong quy trình đó để đảm bảo tuyệt đối không nhầm lẫn?

Quy trình này gần như giống nhau giữa các hệ thống IVF với nhau. Vấn đề là việc thực hiện được áp dụng có triệt để hay không, cùng với ý thức vận hành đến đâu.

Trong đó, nhận dạng bệnh nhân, giao tử và phôi đều không phải bước mới, việc nhận dạng từ nhân viên y tế là quan trọng nhất. Việc thực hiện này hay quá trình kiểm tra chéo thông tin đều thực hiện từ nhân viên y tế - yếu tố con người. Để tránh sai sót ở mức tối đa, có những quy định nhằm hạn chế yếu tố con người như:

+ Độc lập kiểm tra (người làm và người kiểm tra không phụ thuộc vào nhau).

+ Hệ thống máy móc riêng biệt (khu vực làm việc riêng để tránh nhầm lẫn).

+ Áp dụng kỹ thuật để tránh sai sót (tem dán hộp, dụng cụ và sử dụng mã vạch…).

+ Quy trình vận hành để không có chồng chéo giữa các hộp (bệnh nhân được phân định theo ngày, theo thời gian và theo cả không gian tủ cấy…).

+ Quy trình giám sát cùng đào tạo đầy đủ.

Theo anh, máy móc, trang thiết bị hiện đại góp phần như thế nào vào việc ngăn chặn vấn đề nhầm lẫn khi TTTON?

Máy móc trang thiết bị càng hiện đại và đầy đủ thì việc nhầm lẫn càng được giảm thiểu. Ví dụ:

- Không gian làm việc đủ lớn: Hai mẫu không để chung với nhau.

- Thiết bị dán tem, dán nhãn và tự động kiểm tra chéo bằng barcode hay mã vạch (nhưng vẫn cần kiểm tra bởi con người) tăng tính chính xác của quá trình kiểm tra.

TTTON-4

Nhưng có phải yếu tố con người (ở đây là đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên) mới đóng vai trò quyết định?

Rõ ràng là đội ngũ nhân viên – yếu tố con người vẫn mang yếu tố quyết định. Quy trình vận hành do đội ngũ này thực hiện và đưa ra, việc làm đúng và đủ hay không đều do con người. Vận hành máy móc cũng con người và quá trình kiểm tra độ chính xác cũng của con người.

Do đó, với tư cách là một đơn vị TTTON, chúng tôi luôn tuân thủ 2 vấn đề cốt lõi:

- Chỉ tạo ra một quy trình với một cách làm duy nhất.

- Luôn thực hiện 2 người/một công việc để đảm bảo sai lầm nếu xảy ra thì phải xảy ra với 02 người, tỷ lệ là 1/4 000.000. Không dừng lại ở đó, giai đoạn tiếp theo là sử dụng máy móc đáp ứng như một sự kiểm tra con người thì sai sót sẽ giảm xuống nữa.

Anh có lời khuyên nào dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn nhưng chần chừ thực hiện TTTON vì có nỗi lo này?

Theo thống kê, cứ 4 triệu ca TTTON với quy trình đó, chúng tôi có khả năng sai sót là 1 ca nhưng cả nước ta có mới hơn 30.000 chu kỳ, chưa bằng 1/100 con số đó. Tuy nhiên, thống kê là vậy nhưng tất cả các đội ngũ nhân viên Y tế Việt Nam vẫn chưa tạo ra sai sót nào cho đến thời điểm hiện tại được ghi nhận.

TTTON ở Việt Nam đang có một Hệ thống Quản lý chất lượng và Quản trị rủi ro có hiệu quả. Việt Nam là một trong những nước mà việc kiểm soát rủi ro trong TTTON được châu Á tôn trọng khi phiên hội thảo gần đây về Quản lý chất lượng của châu Á do người Việt Nam chúng ta làm chủ tịch và chúng ta luôn bắt kịp những tiến bộ mới nhất để kiểm soát rủi ro.

Vậy, ngoài việc yên tâm trong quá trình làm TTTON ở bất cứ cơ sở nào, hy vọng rằng quý vị và bệnh nhân hãy tin tưởng vào cơ sở TTTON ở Việt Nam.

Xin cảm ơn anh về những chia sẻ!

Chương trình Tuần lễ vàng của bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội diễn ra từ nay đến ngày 4/8/2019 sẽ ưu tiên dành tặng 2000 suất tư vấn, khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, soi tươi đường sinh dục miễn phí cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, tất cả các cặp vợ chồng đến thăm khám trong thời gian này sẽ được bệnh viện hỗ trợ voucher trị giá 5,000,000 đồng. Chi phí này sẽ được trừ trực tiếp khi bệnh nhân thực hiện dịch vụ TTTON tại bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện cũng bắt đầu nhận hỗ trợ thực hiện TTTON hoàn toàn miễn phí cho 10 cặp vợ chồng mắc vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn. Bệnh nhân có nhu cầu có thể gọi theo hotline 1900 56 56 01 để đăng ký và được tư vấn.

Chia sẻ