Cổ nhân khuyên: Không phải lúc nào cũng cần siêng năng, đôi khi lười biếng cuộc đời liền bình an!

Old Fashioned,
Chia sẻ

Nghe có vẻ kỳ lạ lắm đúng không? Nhưng sự thật là khi lười biếng làm một việc nhất định vào đúng thời điểm, bạn sẽ trở nên thông tuệ và an lạc hơn bao giờ hết.

Lười biếng từ lâu đã được xem như là một trong những tật xấu cơ bản mà con người cần phải bài trừ nếu muốn thành công. Tuy nhiên, thật trái khoáy làm sao khi có những hành vi mà con người cần phải lười biếng đi, giảm hoạt động lại để mang về cho mình nhiều giá trị tích cực hơn.

Nghe có vẻ kỳ lạ lắm đúng không? Nhưng sự thật là khi lười biếng làm một việc nhất định nào đó vào đúng thời điểm nào đó, bạn sẽ trở nên thông tuệ và an lạc hơn bao giờ hết. Sau đây là 3 hành vi điển hình cần bạn phải lười biếng được chỉ dạy bởi cao nhân:

Cổ nhân khuyên: Không phải lúc nào cũng cần siêng năng, lười biếng làm 3 việc này ai rồi cũng có cuộc đời bình an! - Ảnh 1.

Lười động khẩu

Ngôn ngữ là phương tiện kết nối, là “vũ khí” giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, ấy vậy khi sử dụng không có chừng mực và không đúng đắn, thứ “vũ khí” lợi hại này sẽ đâm một nhát chí mạng vào bạn.

Vì sao ư? Vì trong nhiều trường hợp chúng ta phải kiệm lời lại, đừng dùng tiếng nói để hơn thua tranh giành thiệt hơn, cũng đừng đem nó ra làm công cụ để đưa đẩy những câu chuyện thị phi chẳng mấy hay ho trong đời sống thường nhật.

Cổ nhân khuyên: Không phải lúc nào cũng cần siêng năng, lười biếng làm 3 việc này ai rồi cũng có cuộc đời bình an! - Ảnh 2.

Nếu không, trong một lúc lỡ lời, những mâu thuẫn, xung đột xảy đến thì hậu quả thật khó lường. Những mối quan hệ tan vỡ, những gương mặt giận dữ phóng tia nhìn căm phẫn vào nhau, những hành vi kích động trả thù,... Khi các khoảnh khắc này xảy ra, tâm trạng chúng ta chẳng mấy vui vẻ đâu. “Ếch chết tại mồm” - các cụ nói cấm có sai.

Thế tại sao cứ thích động khẩu để “gây nghiệp” xung quanh? Muốn bình an, đôi khi hãy cho phép mình lười biếng động khẩu.

Lười động thủ

Tương tự như động khẩu, động thủ là một hành vi bắt buộc mỗi người phải giữ cho nó lười biếng hết mức có thể. Động thủ là bạo lực, mà bạo lực luôn là hành động không đẹp mắt của loài người từ xưa đến nay.

Là đàn ông hay đàn bà thời hiện đại, muốn trở thành một người khả kính hay một kẻ côn đồ thích dùng nắm đấm, bộp tay đều phụ thuộc vào mỗi người. Chúng ta ai cũng có quyền lựa chọn, tại sao không chọn làm một người tử tế, tranh luận trong hòa bình khi có xung đột xảy ra mà lại phải động thủ lao vào giải quyết nhau bằng bạo lực?

Cổ nhân khuyên: Không phải lúc nào cũng cần siêng năng, lười biếng làm 3 việc này ai rồi cũng có cuộc đời bình an! - Ảnh 3.

Trong gia đình cũng thế mà bên ngoài xã hội cũng vậy, đôi khi bạo lực chính là mầm mống gây nên tội ác khó dung thứ. Vậy nên, lời khuyên đưa ra là hãy kiểm soát suy nghĩ của mình (vì mọi hành vi đều bắt nguồn từ suy nghĩ), bớt nóng nảy mà hãy bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề.

Giữ cho mình sự tĩnh tại như mặt hồ mùa thu mới là “cao thủ” trong việc đối nhân xử thế. siêng gì cũng được, riêng bạo lực hãy để cho nó chìm sâu trong sự lười biếng.

Lười động não

Hai cái cần phải lười bên trên nghe có vẻ cũng tương đối hợp lý, nhưng còn “lười động não”? Kỳ lạ lắm phải không nào? Thật ra, lười động não ở đây không phải là mỗi người nên đem não của mình đem giấu đi và sống cuộc đời chẳng có một chút nhân tính.

Đơn giản chỉ là giữ suy nghĩ của mình bớt “bao đồng”, bớt nghĩ ngợi lung tung và để tâm vào những cái không thực sự quan trọng.

Cổ nhân khuyên: Không phải lúc nào cũng cần siêng năng, lười biếng làm 3 việc này ai rồi cũng có cuộc đời bình an! - Ảnh 4.

Thân và tâm vốn gắn liền với nhau, tâm không an thì thân sẽ không lành. Vì vậy, muốn thân lành không có cách nào khác, chúng ta phải giữ tâm tính mình thật thoải mái, không nghĩ suy vụn vặt, không đem chuyện tiêu cực phiền hà vào đầu, thay vào đó hãy tập trung vào những vấn đề lớn hơn của cuộc đời.

Còn chờ gì nữa mà không nới rộng lòng mình ra để dung chứa tất cả những phiền não vào thinh không? Tấm lòng rộng lớn và chúng ta sẽ là người ung dung, an lạc.

Chia sẻ