Con dâu “tức nước vỡ bờ” khi góp 15 triệu/tháng chi tiêu, gần Tết có mua vài cái váy mẹ chồng đã khó chịu

Giang Phạm,
Chia sẻ

Vào phòng ngủ, chồng cô được chỉ thị của mẹ, bắt đầu cằn nhằn cô mua sắm nhiều, bảo cô chỗ váy ấy phải mặc mấy năm mới được mua tiếp. Sau đó thậm chí còn bảo cô đưa lương cho anh giữ, vì anh biết tiết kiệm hơn.

Ở nhà, cô là trụ cột kinh tế chính. Lương cô trung bình 20-30 triệu tùy tháng. Đó là một mức thu nhập khá với phụ nữ. Chồng cô được 6 triệu, đủ anh ăn sáng, café, xăng xe với bạn bè, đám xứ nọ kia. Thi thoảng dư thì đưa vợ đi mua cái váy, xem bộ phim coi như lấy lòng vợ, là hết.

Cô chả tính toán gì với chồng, đã là vợ chồng thì tiền của ai cũng là của chung. Anh làm ra ít, đành tiêu của cô vậy. Mới đầu về làm dâu, cô trích lương mình đưa cho mẹ chồng 10 triệu/ tháng để bà cơm nước, lo sinh hoạt phí. Ông bà có lương hưu, cô kệ ông bà cứ giữ tiêu gì tùy thích, 10 triệu kia thiết nghĩ cũng khoản ăn uống cho cả nhà.

Con dâu góp hẳn 15 triệu/tháng chi tiêu, gần Tết có mua vài cái váy mẹ chồng đã khó chịu, nàng cũng trở mặt luôn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nào ngờ, sau 1 tháng mẹ chồng kêu thiếu lên thiếu xuống. Cô thấy chế độ ăn trong nhà cũng bình thường, nhà mẹ đẻ cô ăn phong phú hơn còn chưa hết từng ấy. Cô chả muốn đôi co với mẹ chồng, thôi thì bà muốn thêm cô sẽ thêm, cho bà vui cũng được, chả thiệt đi đâu vài triệu. Thế là từ tháng sau cô đưa bà 15 triệu, cho nguyên khoản ăn uống, điện nước, mạng mẽo của cả nhà. Nhờ thế mới thấy mẹ chồng tạm hài lòng.

Nửa năm như thế qua đi. Gần Tết, các shop quần áo đều giảm giá nhiều. Cô mua liền 8 cái váy để mặc. Lúc cô xách mấy túi đồ về nhà, mẹ chồng cũng ở đấy. Bà biết đều là váy vóc của cô thì giật giọng hỏi cô mua gì mà lắm thế. Cô vẫn niềm nở: "Con thấy giảm giá mà đẹp nên con mua luôn mặc thay đổi mẹ ạ. Công việc của con nhiều khi cũng cần ăn mặc tươm tất…".

Mẹ chồng sờ đến giá ghi ở mác thì sầm mặt: "Nhìn này, mỗi cái cả triệu bạc, có giảm giá thì cũng còn 700-800 nghìn đấy! Từng này chả ngót 5-6 triệu à! Ôi trần đời nào thấy ai mua sắm hoang phí như thế, nguyên váy áo mà từng ấy tiền!".

Bà la lên xong thì vứt phịch túi quần áo của cô xuống nền nhà, xong bỏ vào phòng, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Thế này có mà tan cửa nát nhà có ngày… ôi trời ơi ăn tàn phá hại không ai bằng… cả tủ quần áo vẫn mua như chết đói…".

Cô sững người trước thái độ quá mức ác liệt của mẹ chồng. Cô luôn ăn mặc khá tươm tất, vừa vì công việc, vừa làm đẹp bản thân, nhưng không hề mua sắm thừa mứa lãng phí. Cô làm ra đồng tiền vất vả, tự cô cũng biết chi tiêu thế nào là hợp lí chứ. Cả năm mới có lần xõa tay thế này thôi, chả lẽ nghiêm trọng đến thế?

Đến bữa cơm, việc mua sắm của cô lại một lần nữa được mẹ chồng mang lên bàn ăn ca thán. Cô vẫn nhịn không nói gì. Có thể các bà quen ăn mặc giản dị, nên coi việc cô bỏ 5-6 triệu mua quần áo là quá xa xỉ, hoang phí. Nào ngờ lúc cô rửa bát xong, lên nhà thì loáng thoáng nghe thấy bà nói với chồng cô: "… dạy lại nó… giữ chặt tiền không thể nó cầm nữa…".

Vào phòng ngủ, chồng cô được chỉ thị của mẹ chồng, bắt đầu cằn nhằn cô mua sắm nhiều, bảo cô chỗ váy ấy phải mặc mấy năm mới được mua tiếp. Sau đó thậm chí còn bảo cô đưa lương cho anh giữ, vì anh ta biết tiết kiệm hơn.

Cô tức quá hóa bật cười. Nếu lương cô 5 triệu mà cô mua quần áo hết 5 triệu thì thật không nên. Nhưng lương cô 25 triệu, cô cả năm mới 1 lần mua như thế, có gì là to tát? Cô còn là giản dị chán so với những cô gái làm cùng có thu nhập như cô đấy!

Tiền cô làm ra, mua đồ cho mình, còn bị người khác xỉa xói lên chỉ trích xuống, đúng là nực cười. Giờ thì đòi quản lí luôn của lương của cô, chả hiểu chồng cô với mẹ chồng nghĩ gì nữa. Thấy tiền chả cần biết có phải của mình không, đều muốn thu vào trong túi chăng? Trong khi cô đã sống tình cảm, xông xênh như thế, lo ăn tiêu cho cả nhà, thừa ra tiết kiệm cũng để lo công việc to lớn cho cái nhà này chứ đâu!

Song dường như họ chỉ coi cô là công cụ đưa tiền, phải đưa hết sạch tới đồng xu cuối cùng trong túi cho họ thì họ mới vui. Còn bản thân cô, ăn đói mặc rách, làm lụng vất vả ra sao, họ cần chi biết tới? Nếu đã vậy, thôi cứ công bằng sòng phẳng ra, cho nhẹ lòng!

Con dâu góp hẳn 15 triệu/tháng chi tiêu, gần Tết có mua vài cái váy mẹ chồng đã khó chịu, nàng cũng trở mặt luôn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hôm sau cô bảo với mẹ chồng: "Mẹ ơi, từ mai con không ăn trưa ở nhà nữa, con ăn luôn trên công ty cho tiện. Còn bữa tối, con sẽ tạt qua chợ mua đồ về nấu nướng, mẹ không cần nhọc lòng nữa. Đến tháng, các hóa đơn điện nước thì mẹ cứ để đấy cho chồng con nộp. Anh ấy là người đàn ông trong gia đình, cũng phải có trách nhiệm mới được…".

Tóm lại, cô sẽ không đưa sinh hoạt phí cho bà nữa. Vì bữa trưa bọn cô đều ăn ở công ty, bữa tối cô đã mua, các hóa đơn chồng cô sẽ thanh toán. Cô giao cho chồng, mỗi tháng trích ra 1 triệu, cô thêm 1 triệu nữa là 2 triệu biếu ông bà tiêu vặt. Cộng với lương hưu của ông bà, nói chung ông bà vẫn dư dả chán. Sau này có công việc gì thì tính sau. Như vậy có vẻ hợp lí hơn việc một mình cô gánh tất, những người còn lại mặc nhiên hưởng thụ lại còn được nước lấn tới!

Chồng cô với mẹ chồng nghe xong đều kịch liệt phản đối. Nhưng ý cô đã quyết, sẽ không thay đổi. Chồng cô kêu ca mãi cũng phải theo, còn mẹ chồng bắt đầu mặt nặng mày nhẹ, nhưng cô không nhượng bộ. Bởi dù cô có đưa bà 15 triệu/ tháng, bà vẫn bắt bẻ đấy thôi.

Chia sẻ