Đứa trẻ 6 tuổi nghiền nát gói mì trong siêu thị, người mẹ xử lý ra sao mà khách hàng xung quanh đều tấm tắc khen: Đáng học hỏi?

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Không có trẻ nhỏ hư, chỉ có cha mẹ không giáo dục được. Quả thật trên đời này trẻ con sinh ra như một tờ giấy trắng, chúng có thể trở thành người như thế nào hoàn toàn dựa vào sự giáo dục của cha mẹ.

“Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ”. Việc giáo dục trẻ phải bắt đầu từ gia đình. Gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ và cũng là người thầy sẽ dạy trẻ lâu nhất. Những phẩm chất và thái độ mà trẻ học được từ cha mẹ sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển cả đời của chúng.

Mới đây, một câu chuyện xảy ra tại siêu thị ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đông đảo các bậc phụ huynh, ai nấy đều xuýt xoa khen ngợi cách hành xử của người mẹ.

Chắc hẳn cha mẹ nào cũng từng gặp phải cảnh đưa bé đi siêu thị mà con sờ mó, nghịch ngợm hàng hóa khiến cha mẹ tức điên vì không thể tập trung mua đồ. Cậu bé này cũng vậy. Nhưng không chỉ nghịch ngợm, cậu còn lấy những gói mì xuống đất, dùng tay bóp vụn. Người mẹ mải mê mua đồ không để ý, chỉ đến khi nghe tiếng nhân viên hỏi: Con đang làm gì vậy? mới biết là con mình đã mắc lỗi.

Đứa trẻ 6 tuổi nghiền nát gói mì trong siêu thị, người mẹ xử lý ra sao mà khách hàng xung quanh đều tấm tắc khen: Đáng học hỏi? - Ảnh 1.

Không chỉ nghịch ngợm, cậu còn lấy những gói mì xuống đất, dùng tay bóp vụn.

Đứa bé sợ hãi nép sau lưng mẹ khi nhận thấy sự khó chịu của nhân viên siêu thị. Ngay lập tức, người mẹ ngồi xổm xuống đối mặt rồi nhìn thẳng vào mắt đứa nhỏ nói: "Con xin lỗi đi. Mì này chúng ta chưa mua về nhà, tức vẫn còn là của siêu thị. Con phá đồ của người khác là sai rồi. Ngay cả ở nhà, mì cũng là để ăn, không phải để phá". Đứa nhỏ rụt rè cúi đầu xin lỗi nhân viên bán hàng.

Đứa trẻ 6 tuổi nghiền nát gói mì trong siêu thị, người mẹ xử lý ra sao mà khách hàng xung quanh đều tấm tắc khen: Đáng học hỏi? - Ảnh 2.

Người mẹ nhặt những gói mì gói đứa trẻ đã bóp nát bỏ vào giỏ hàng.

Người mẹ nhặt những gói mì gói đứa trẻ đã bóp nát bỏ vào giỏ hàng, quay lại và nói với đứa trẻ: "Con đã phạm những lỗi này. Giờ mẹ có thể trả tiền cho hành vi của con, nhưng con phải đền bù bằng cách làm việc nhà". Sau đó, người mẹ xin lỗi người nhân viên siêu thị một lần nữa rồi dắt con tiến đến quầy thanh toán.

Cuối cùng, mọi việc cũng ổn thỏa, mọi người xung quanh cũng tản đi nhưng ai nấy đều vô cùng ngưỡng mộ cách xử lý tình huống của người mẹ trẻ.

Làm thế nào để giáo dục con cái sau khi mắc lỗi?

Nhiều bậc cha mẹ có thể mắng con ngay lập tức sau khi con phạm lỗi, cách làm này thực ra vô ích. Trong trường hợp trên, cách giáo dục của bà mẹ này với vài bước đơn giản còn tốt hơn rất nhiều so với việc đánh đập và mắng mỏ.

Trước hết, cha mẹ phải giữ một cái đầu lạnh

Trong cuộc sống, hầu hết các bậc cha mẹ không thể giữ được một cái đầu lạnh khi con cái của họ mắc lỗi, nhưng điều này là rất cần thiết. Nếu cha mẹ để cơn tức giận bộc phát, có thể đánh mắng trẻ trong trạng thái giận dữ, lúc này sẽ để lại những ký ức xấu cho trẻ, thậm chí có thể là sự ám ảnh về tâm lý.

Thứ hai, thừa nhận sai lầm của con

Ở nơi công cộng, trẻ nhỏ đôi khi vì hiếu động hoặc không biết mà gây ra những rắc rối cho người khác. Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ lại luôn bênh con mình chằm chặp và cho rằng: "Chúng là trẻ con, biết gì đâu!".

Nhiều lần, cha mẹ bảo vệ con tới mức mù quáng, họ nhất định không chịu thừa nhận rằng con mình đã làm sai. Còn với người mẹ trên, cô đã giảng giải cho con trai mình đã sai ở đâu, sai như thế nào và cách khắc phục. Như thế, đứa bé sẽ không bị lặp lại lỗi lầm tương tự ở những lần sau.

Đứa trẻ 6 tuổi nghiền nát gói mì trong siêu thị, người mẹ xử lý ra sao mà khách hàng xung quanh đều tấm tắc khen: Đáng học hỏi? - Ảnh 3.

Các bậc cha mẹ hãy hướng dẫn con cái nhận ra đúng sai lầm của bản thân, từ đó đưa ra hướng giải quyết cho con cái, đồng thời để con trẻ tự bù đắp những lỗi lầm mà chúng đã phạm phải.

Không có trẻ nhỏ hư, chỉ có cha mẹ không giáo dục được. Quả thật trên đời này trẻ con sinh ra như một tờ giấy trắng, chúng có thể trở thành người như thế nào hoàn toàn dựa vào sự giáo dục của cha mẹ.

Vì vậy, không chỉ gửi con đến môi trường học tập tốt nhất với mong muốn con được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não, mà việc quan trọng không kém cha mẹ có thể làm cho con chính là ở bên con, dạy con bằng tình yêu thương.

Cha mẹ nên chú ý những nguyên tắc sau:

- Nghiêm khắc và kỷ luật với bản thân.

- Muốn trẻ làm gì, trước hết bản thân mình phải làm gương trước.

- Tự mình học hỏi, trưởng thành cùng với con cái.

Đứa trẻ 6 tuổi nghiền nát gói mì trong siêu thị, người mẹ xử lý ra sao mà khách hàng xung quanh đều tấm tắc khen: Đáng học hỏi? - Ảnh 4.

 

Chia sẻ