Đừng trút giận lên đầu trẻ

,
Chia sẻ

Trẻ con nhiều khi vô tình thành nơi xả stress, bực dọc ở người lớn. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm hồn và sự phát triển của trẻ.

Những nỗi bực dọc ở cơ quan, những stress khi gặp phải những khó khăn trong công việc, những mâu thuẫn vợ chồng….tất cả những thứ đó thường được mang về nhà để trút, không đâu dễ bằng những đứa bé trong nhà, không chống đỡ, không nói lại…nhưng người lớn lại không nghĩ đến sau đó trong tâm hồn trẻ như thế nào, hậu quả sau này trong quá trình phát triển của trẻ ra sao!

Chị Hương ở Hải Phòng cũng vậy, tính chị cũng hay nổi nóng, một phần cũng do áp lực công việc bị mệt mỏi, phần khác khi về tới nhà giúp con học bài nhưng con lại viết chữ xấu và không được theo ý muốn của mẹ. Vậy là mẹ la mắng, lúc thì doạ còn viết xấu nữa thì sẽ bị đánh đòn, bao nhiêu cơn bực tức đều trút xuống đầu con, con thì khóc tấm tức với ánh mắt sợ sệt, bố thì thấy vậy rất khó chịu với sự trút giận của mình lên đầu con.
 
 
 
Lời qua lại phẩn đối về những việc làm này của mẹ, bố lại tức tối không biết làm sao cuối cùng lại luẩn quẩn trút giận lên đầu con, bố nói thích đánh con hả, thích đánh thì xem đây, và bố lại lấy roi đánh con, bố đánh con xong lại xót xa ôm con vào lòng, những giọt nước mắt của con rơi mặn chát nơi môi bố và nhỏ xuống bàn tay bố đã từng nâng niu con từng tí một. Ánh mắt con nhìn như cầu khẩn tới bố : “ Con xin lỗi bố ! Con xin bố ! Bố mẹ đừng trút giận lên con như thế ! Con đau lắm !”

Tiến sỹ Nguyễn Công Khanh chuyên gia tâm lý trường mầm non Hoàng Gia cho biết, tuổi mầm non từ 0-6 tuổi là giai đoạn đặc biệt quan trọng để phát triển cảm xúc, khám phá các mối quan hệ và là nền tảng để hình thành nhân cách.

Như vậy, khi các bố mẹ không lưu ý đến điều này đã gián tiếp làm tổn thương đến tâm hồn non nớt của trẻ. Trong suy nghĩ của trẻ, bố mẹ luôn là người gần gũi nhất, che chở, chăm sóc ..và cũng là thần tượng với con. Khi không kiềm chế được cảm xúc khi bực tức, bố mẹ đã vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ. Một cảm xúc sợ hãi khi bố hoặc mẹ xuất hiện, điều này làm ảnh hưởng rất lớn cả về sau này trong quá trình phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, sau này trẻ sẽ trở thành người nhút nhát, ngại tiếp xúc, không mạnh dạn và thiếu tính sáng tạo trong học tập.

Còn anh Thắng nhà ở Hải Phòng cho biết, có một lần hai vợ chồng đang tranh luận với nhau về một công việc, bé Linh đột nhiên nói : “Thôi thôi ! Bố mẹ có thôi đi không ! Con sợ lắm rồi “, không biết sao bé lại sợ đến như thế khi bố mẹ tranh luận về công việc !

Anh Thắng nói : Chuyện là thế này, có một lần hai vợ chông cai nhau, thế rồi tức nhau và đã trút giận lên đầu con bé, con đã khóc suốt một ngày và rất hoảng sợ. Sau chuyện này bố mẹ rất ân hận về việc mình đã làm, đã gây cho bé một ấn thượng không tốt, làm cho bé có cảm giác sợ hãi vào những lúc bố mẹ bình thường nhưng bé lại nhớ lại chuyện cũ mà hình dung ra nó.

Trong những lúc cáu giận bất kể nguyên nhân gì đã không kiềm chế được và trút giận lên đầu con trẻ, sau đó đều cảm thấy mình đã sai. Điều quan trọng là nếu đã trót lỡ làm con cái bị tổn thương, thì hãy biết cách trao đổi chân thành cùng với con và nhận lỗi, không sợ điều đó làm ảnh hưởng đến uy tín của mình đối với con. Như vậy, bố mẹ sẽ làm gương cho con cái nhận thức được sai, đúng để biết lỗi của bản thân và sửa lỗi.
 
Gia Phong
Chia sẻ