Giải nghĩa loạt ngôn từ uyên bác trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH: "Cương tỏa", "Lưỡng cực kết cấu", "Tầng vía sâu thẳm"...

Vân Trang,
Chia sẻ

Cảm xúc của đa số netizen khi đọc 10 trang này là: Quá khó hiểu!

Mới đây, bài văn phân tích bài thơ Sóng của thủ khoa khối D14 - nam sinh Võ Lập Phúc đã gây xôn xao mạng xã hội.

Chỉ 3 khổ thơ thôi nhưng anh chàng đã phân tích trong 10 trang giấy. Xuyên suốt bài phân tích thể hiện được kiến thức sâu rộng, dùng ngôn ngữ lập luận sắc bén. Thậm chí nhiều người đọc xong còn... chẳng hiểu Phúc đang viết cái gì.

Đọc trọn bài phân tích của thủ khoa năm 2020 TẠI ĐÂY.

Giải nghĩa loạt ngôn từ uyên bác trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH: Cương tỏa, Lưỡng cực kết cấu, Tầng vía sâu thẳm... - Ảnh 1.

Thủ khoa khối D14 - Võ Lập Phúc

Bỏ qua những ý kiến khen chê, phải thừa nhận 1 điều ngôn từ của Phúc rất... khó hiểu. Khó ai có thể đọc trọn vẹn bài phân tích này mà không phải đi search Google một lần. Điển hình như một số cụm search trên mạng cũng không có ý nghĩa như: "Tầng vía sâu thẳm", "cực trị cảm xúc của miền nghiệm", "Lưỡng cực kết cấu"...

Để có được bài văn này, Lập Phúc đã phải sử dụng kiến thức của rất nhiều môn học như Toán, Văn, Địa... Dưới đây là loạt giải nghĩa nếu bạn muốn đọc trọn bài văn của Phúc:

1. Nền tảng:

Bộ phận vững chắc dựa trên các bộ phận khác tồn tại và phát triển

Ví dụ: Nền tảng tư tưởng, nền tảng kinh tế

2. Bản thể: Đây là một khái niệm trong triết học duy tâm, chỉ cái bản chất mà chỉ có lí trí mới hiểu được.

3. Kí thác: (từ ngữ văn chương) gửi gắm nỗi niềm, tâm sự

Ví dụ: Kí thác tâm sự trong bài thơ

4. Cương tỏa:

Cương: Dây buộc ngựa (đồng nghĩa với cương là giới hạn). Buộc ngựa là hình ảnh có thể thấy ngựa chỉ đi quanh quẩn trong giới hạn nào đó chứ không thể đi rong xa được.

Tỏa: Cái khóa mồm ngựa

=> Nghĩa bóng: Bị ràng buộc bởi thứ gì đó.

Ví dụ: Thoát khỏi vòng cương tỏa

Giải nghĩa loạt ngôn từ uyên bác trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH: Cương tỏa, Lưỡng cực kết cấu, Tầng vía sâu thẳm... - Ảnh 2.

5. Nội hàm: Tập hợp tất cả các thuộc tính của các đối tượng được phản ánh trong một khái niệm; phân biệt với ngoại diện

Ví dụ: Nội hàm khái niệm

6. Hẳn hòi: (khẩu ngữ, ít dùng) mang ý nghĩa như "hẳn hoi"

7. Tàn rơi ứ đọng: Ghép của 2 danh từ "tàn rơi" và "ứ đọng"

Tàn rơi: Sự vật rơi xuống, phai tàn

Ứ đọng: Dồn tắc lâu tại một chỗ (nói khái quát). Ví dụ: Nước mưa ứ đọng gây ngập úng

8. Ngoại tại: Đây là từ ghép cần hiểu cả nghĩa từ "ngoại" và "tại". "Ngoại" mang nghĩa không gian bên ngoài. "Tại" là thực tại => Từ này mang nghĩa không gian/tình cảnh bên ngoài ở thực tại.

9. Nội sinh: Được sinh ra từ bên trong bản thân sự vật, đối tượng được nói đến (phân biệt với ngoại sinh)

Ví dụ: Năng lực nội sinh

Giải nghĩa loạt ngôn từ uyên bác trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH: Cương tỏa, Lưỡng cực kết cấu, Tầng vía sâu thẳm... - Ảnh 3.

10. Dạng thức: Hình thức, kiểu tồn tại của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Các dạng thức ngữ pháp

11. Phạm trù: Khái niệm khoa học phản ảnh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng

Ví dụ: Vật chất, tinh thần là hai phạm trù cơ bản của triết học

12. Li khai: Tách mình ra khỏi, lìa bỏ một tổ chức hay những tư tưởng, quan điểm chính trị nào đó

Ví dụ: Một nước nhỏ li khai khỏi liên bang

Ảnh: Facebook nhân vật

Chia sẻ