Hình ảnh sữa mẹ màu đỏ cho thấy sự thật đau đớn các mẹ phải trải qua khi tắc sữa

Kim Vi,
Chia sẻ

Những hình ảnh chân thực từ bà mẹ bị tắc sữa khi cho con bú sẽ giúp các bà mẹ khác có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Giống như việc sinh con, bạn sẽ không thể hiểu được nỗi đau khi đường dẫn sữa cho bé bú bị tắc trừ khi bạn trực tiếp gặp phải trường hợp đó. Theo ước tính có khoảng 1/10 phụ nữ ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh viêm vú khiến đường dẫn sữa bị tắc dẫn đến nhiễm trùng, nhưng trong suốt quá trình cho con bú rất ít các bà mẹ phải trải qua và chứng kiến trường hợp như thế. Đó là lý do tại sao một người mẹ lại quyết định chia sẻ những hình ảnh về sữa của mình được vắt trực tiếp từ vú ra khi cô bị viêm vú.

Hình ảnh sữa mẹ đẫm máu cho thấy sự thật đau đớn các mẹ phải trải qua khi tắc sữa - Ảnh 1.

Người mẹ vô danh đã chia sẻ hình ảnh sữa của mình với chuyên gia tư vấn tiết sữa Meg Nable. Meg Nagle là một chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ người Úc được cấp chứng chỉ của Hội đồng tư vấn sữa mẹ quốc tế, đồng thời là người sáng lập blog The Milk Meg. Meg Nable đã đăng tải lại những thông tin của người mẹ bị viêm vú trên trang The Milk Meg. Theo chia sẻ của bà mẹ này thì hình ảnh sữa mẹ đậm màu máu là được vắt ra từ một bên ngực bị viêm và đó là ảnh hưởng của việc viêm vú.

Chuyên gia Nable đã viết: "Thật ngạc nhiên phải không? Sữa của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, nó có thể đã bị nhiễm bệnh và nó cũng có thể hoàn toàn khác màu ở mỗi vú... Tuy nhiên, nó vẫn an toàn 100% cho em bé của bạn. Đừng dừng việc cho con bú nếu như bạn có một vú bị tắc hoặc bị viêm, điều quan trọng là bạn nên duy trì việc cho con bú thường xuyên, hãy cố gắng cho bé bú ít nhất hai giờ một lần và massage, xoa bóp nhẹ nhàng và đừng sợ hãi nếu như sữa của bạn có màu đỏ".

Hình ảnh sữa mẹ đẫm máu cho thấy sự thật đau đớn các mẹ phải trải qua khi tắc sữa - Ảnh 2.

Người mẹ tiếp tục chia sẻ về hình ảnh cục máu đông khổng lồ sau khi kết thúc việc vắt sữa cho bú.

Bà mẹ chia sẻ với chuyên gia Nable rằn: "Khi sữa được vắt ra, đi qua cục máu đông, tôi vẫn không có cảm giác đau. Có thể thấy được cơ thể của những người mẹ tuyệt vời như thế nào. Tôi vẫn tiếp tục cho con bú trong suốt 19 tháng và việc bị viêm ấy cũng không làm cho tôi nản lòng. Tôi nghĩ nó đã cho tôi thấy được một trong những điều có thể xảy ra khi cho con bú mẹ mà các bà mẹ thông thường không được nhìn thấy".

Hình ảnh sữa mẹ đẫm máu cho thấy sự thật đau đớn các mẹ phải trải qua khi tắc sữa - Ảnh 3.

Hình ảnh đã gây ra sự ngạc nhiên và nhiều người tự hỏi cho một em bé uống sữa như thế có an toàn hay không.

Hình ảnh và chia sẻ của bà mẹ đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. "Ai đó có thể giải thích cho tôi rằng sữa đó vẫn an toàn cho bé không? Tôi không biết gì nhưng dường như máu hay mủ có thể làm cho một đứa trẻ bị bệnh. Giống như chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu như nuốt quá nhiều máu..." - một phụ nữ bình luận.

Nhiều bà mẹ đã nhanh chóng chỉ ra rằng chỉ cần một lượng nhỏ máu thì sữa mẹ đã được pha loãng thành màu sắc như vậy và điều đầu tiên bạn nên làm khi cảm thấy một ống dẫn sữa bị tắc là hãy tiếp tục cho con bú.

Nhiều người thậm chí không thể tưởng tượng được nỗi đau mà người mẹ đã trải qua và thán phục bởi vì cô ấy đã cố gắng đẩy cục máu đông ra. "Ôi! Nhìn cục máu đông mà tôi thấy bủn rủn cả người! Thật tội nghiệp người mẹ! Tôi có thể tưởng tượng ra người mẹ đã trải qua khó khăn như thế nào để vượt qua điều đó!" - một phụ nữ bình luận.

"Đúng là một người phụ nữ tuyệt vời!!! Tôi cũng đã từng trải qua 4 lần bị viêm vú và điều này thực sự làm cho tôi cảm động khi thấy hành động của người mẹ này" - độc giả Kobi Lock Wood chia sẻ.

Những người mẹ khác cũng đang chia sẻ những hình ảnh của mình, bởi vì đó là một sự thật mà không phải tất cả các bà mẹ cho con bú đều có thể chứng kiến.

"Tôi đã từng thường xuyên bị tắc ống sữa. Khi cho con trai bú, tôi đã bị viêm vú 6 lần trước khi bắt đầu cho nó cai sữa. Tuy nhiên lần này tôi chỉ bị có một lần và đã đẩy được cục sữa đông ra, cảm ơn Chúa!" – một người mẹ chia sẻ hình ảnh sữa của mình bị tắc thành cục.

Hình ảnh sữa mẹ đẫm máu cho thấy sự thật đau đớn các mẹ phải trải qua khi tắc sữa - Ảnh 4.

Người mẹ chia sẻ hình ảnh sữa của mình bị tắc thành cục khi cho con bú.

Hình ảnh sữa mẹ đẫm máu cho thấy sự thật đau đớn các mẹ phải trải qua khi tắc sữa - Ảnh 5.

"Đây là sữa của tôi khi bị viêm vú. Dưới cùng là lớp mủ ... ," một người mẹ khác chia sẻ.

Các bà mẹ hy vọng rằng với những bức ảnh mà họ chia sẻ, nó sẽ truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác đang cố gắng cho con bú để vượt qua cơn đau. Điều quan trọng là các bà mẹ phải hiểu rằng nếu như đường dẫn sữa bị tắc khi cho con bú thì đó là một chuyện rất bình thường và không phải là dấu hiệu lập tức cần dừng cho con bú sữa mẹ. Trong nhiều trường hợp, khi bị tắc nghẽn đường dẫn sữa, các bà mẹ nên cho con bú nhiều hơn để làm giảm tắc nghẽn.

Tổ chức nuôi con bằng sữa mẹ quốc tế La Leche League (Australia) cho biết: "Các kháng thể trong sữa của bạn vẫn sẽ giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi bị nhiễm trùng. Khi đó việc không cho bé bú nữa có thể làm cho tình trạng viêm vú trở nên tồi tệ hơn".

NHS - trang web của dịch vụ y tế quốc gia Anh cũng cho biết viêm vú có thể khiến một ống sữa bị tắc nghẽn. Mẹ có thể cảm thấy một cục u nhỏ, mềm mại trong vú của bạn. NHS hướng dẫn: "Thường xuyên cho con bú ở vú bị tắc sữa có thể làm giảm nhanh quá trình viêm vú".

Theo bác sĩ Lê Thu Hà (Chuyên khoa Nhi Sơ Sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương), có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa mẹ có máu như nứt cổ gà, lực tác động từ bên ngoài, viêm vú... Với các bà mẹ gặp phải tình huống này phải hết sức bình tĩnh, không quá lo lắng. Nếu lượng máu lẫn vào sữa nhiều cần phải đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn các giải pháp kịp thời. Còn nếu lượng máu lẫn vào ít, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú nhưng phải hết sức nhẹ nhàng. Bởi lượng máu nhỏ như vậy đi vào cơ thể trẻ sẽ không ảnh hưởng gì và được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Trang web của La Leche League chia sẻ: "Cam kết của bạn trong việc cho con bú sữa mẹ có thể được kiểm tra vào những thời điểm như thế này. Tuy nhiên việc tiếp tục cho con bú thường xuyên cũng là một phần của giải pháp để chữa trị tắc nghẽn và nếu dừng cho bú đột ngột có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn rất nhiều."

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ