Hóa ra đây là cách đồng nghiệp tôi mua sắm thoải mái mà số dư tiền tiết kiệm vẫn nhiều hơn tôi

PH - WeBuy,
Chia sẻ

Mỗi tháng mua hàng online mất cả chục triệu nhưng đồng nghiệp tôi vẫn tự tin tiết kiệm được suýt soát tiền triệu nhờ khoản chi này, bí quyết hóa ra nhiều người đã đang cầm trên tay rồi đấy.

Thời buổi kinh tế ngày càng khó đoán, ai nấy đều chi tiêu dè dặt hơn nhưng đồng nghiệp tôi thì ngược lại, đợt sale lớn nào cũng săn, tháng nào cũng thấy có váy áo mỹ phẩm mới. Hoá ra, chị gái này đã bỏ túi được đến vài bí quyết vừa mua đồ, vừa tiết kiệm lận.

Người đồng nghiệp đó là chị An, 31 tuổi, cũng là nhân viên văn phòng ở 1 công ty Truyền thông tại Hà Nội như tôi. Chị chia sẻ bí quyết thực ra không khó, chỉ cần chịu khó tìm hiểu về các khuyến mãi và hoàn tiền của các sàn TMĐT, thẻ tín dụng là được. Mỗi tháng, ít thì chị An thu lại vài trăm, nhiều thì đến cỡ 1 triệu hoặc hơn.

Hóa ra đây là cách đồng nghiệp tôi mua sắm thoải mái mà số dư tiền tiết kiệm vẫn nhiều hơn tôi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cô sinh viên năm 2 tên Hương - em gái tôi cũng vậy. Phải sống xa nhà nên Hương đã học cách tiết kiệm từ lâu và sau 1 thời gian dài tìm hiểu kĩ, cô nàng cũng đã "chốt đơn" được đôi cách để vừa tiêu vừa được hoàn tiền, dù chỉ vài % thôi nhưng tính ra hàng tháng đã đỡ được 1 khoản nho nhỏ.

Thẻ tín dụng hoàn tiền: Đơn giản, dễ đăng kí nhưng vẫn phải tìm hiểu thật kĩ

"Mình mất đến vài tháng trời tìm hiểu mới dám đăng kí đến 4 thẻ tín dụng để dùng xoay chuyển. Trong số này có 3 thẻ hỗ trợ hoàn tiền, phí hàng năm cao gấp 2 đến 3 lần thẻ thường nhưng nếu chi tiêu đúng mức chắc chắn sẽ được miễn phí. Chưa kể các loại thẻ này lúc nào cũng có ưu đãi giảm giá từ đối tác của ngân hàng, cứ thường xuyên check mail sẽ thấy." - Chị An chia sẻ.

Chị An tìm hiểu rất kĩ về các loại thẻ, từ tổ chức phát hành (VISA, Mastercard hay AMEX…) cho đến ưu đãi riêng của từng ngân hàng. Không phải cứ gọi là thẻ Cashback thì đều hoàn giống nhau. Ví dụ, có loại thẻ chỉ chuyên hoàn tiền 10% cho mọi đơn hàng từ trang TMĐT, có loại cho lựa chọn giảm đến 15% cho các chi tiêu mua sắm, ăn uống, du lịch hoặc 10% thanh toán trực tuyến. Trong ví chị An lúc nào cũng có đến 3 - 4 thẻ tín dụng, mỗi lần dùng thanh toán là chị lại chọn đúng loại thẻ phù hợp nhất, được hoàn tiền nhiều nhất để quẹt. Vậy là dù mức chi tiêu cao hơn hẳn đồng nghiệp xung quanh nhưng số tiền hoàn về túi chị cũng không ai bì lại.

Hóa ra đây là cách đồng nghiệp tôi mua sắm thoải mái mà số dư tiền tiết kiệm vẫn nhiều hơn tôi - Ảnh 2.

Mỗi loại thẻ hoàn tiền lại phù hợp với nhu cầu chi tiêu, mua sắm khác nhau, chị em nên cẩn thận tìm hiểu kĩ trước khi đăng kí

"Tháng nào tiêu ít mình vẫn được hoàn khoảng 500.000đ, nếu tiêu nhiều như các dịp trước Lễ Tết thì có khi hoàn đến 2 triệu hoặc hơn cho cả 3 thẻ là chuyện bình thường. Các bạn chỉ cần vạch rõ ra mình chi tiêu gì nhiều nhất, sau đó đi tìm thông tin về thẻ tín dụng hoàn tiền cho hạng mục đó là được. Dễ tìm nhất bây giờ là các loại thẻ hoàn tiền khi thanh toán online, ăn uống và du lịch. Tính ra chi tiêu vẫn đúng nhu cầu cá nhân thôi nhưng cuối năm tổng kết lại là tự nhiên được thêm 1 khoản kha khá rồi." - Chị An nói thêm về bí quyết hoàn tiền của bản thân.

Thỉnh thoảng nếu được rủ đi quán xá, nhà hàng với bạn bè, đồng nghiệp, chị An cũng xung phong là người nhận thanh toán cho cả nhóm. Với chiếc thẻ hoàn tiền 15% cho ăn uống, tính ra mỗi lần quẹt hóa đơn 2 triệu là chị đã nhận về thêm 300.000đ. Hoặc thỉnh thoảng người nhà cần mua đồ dùng đắt tiền chị cũng đặt hộ để hưởng thêm tiền hoàn và giảm giá tương ứng cho loại thẻ.

Hóa ra đây là cách đồng nghiệp tôi mua sắm thoải mái mà số dư tiền tiết kiệm vẫn nhiều hơn tôi - Ảnh 3.

Các ưu đãi hoàn tiền của 2 trong 3 loại thẻ mà chị An đang dùng. Một loại cho phép thay đổi loại hình chi tiêu theo ý muốn lên đến 15%, 1 loại thì hoàn 10% cho các giao dịch trực tuyến (Ảnh: NVCC)

Hoàn tiền từ ứng dụng ngân hàng số, dịch vụ cash back bên thứ 3

Mới đây, chị An còn phát hiện ra trong ứng dụng ngân hàng điện tử chị đang dùng đã có thêm mục hoàn tiền khi mua sắm nên phải tận dụng ngay. Lúc này tôi mới nhận ra, mình cũng dùng ngân hàng này như chị mà đâu có biết, mỗi lần mua hàng online lại được hoàn tiền, nhiều shop hoàn đến hơn 10%, tức là đặt đơn 1 triệu đã nhận về hơn 100.000đ rồi. Đây còn chưa kể số tiền hoàn 10% khi thanh toán qua thẻ tín dụng. Tính ra mỗi lần chị An mua hàng qua ứng dụng này thì số tiền hoàn có thể lên đến hơn 20% lận.

Hóa ra đây là cách đồng nghiệp tôi mua sắm thoải mái mà số dư tiền tiết kiệm vẫn nhiều hơn tôi - Ảnh 4.

1 số ứng dụng ngân hàng điện tử cũng đã có sẵn mục mua sắm hoàn tiền, chỉ cần bấm vào làm theo hướng dẫn là được. Tỉ lệ hoàn tiền có thể lên đến hơn 10% (Ảnh: NVCC)

Hóa ra đây là cách đồng nghiệp tôi mua sắm thoải mái mà số dư tiền tiết kiệm vẫn nhiều hơn tôi - Ảnh 5.

Chỉ với 1 chiếc thẻ của 1 ngân hàng duy nhất, chị An đã thu về số tiền hoàn hơn 1 triệu đồng trong khoảng 2 tháng nhờ chương trình hoàn tiền kép khi mua sắm qua ứng dụng rồi thanh toán bằng thẻ tín dụng. (Ảnh: NVCC)

Về phần Hương, cô gái cũng đã tìm được thêm cách để hưởng hoàn tiền bên cạnh thẻ tín dụng mà cũng khá an toàn, chính là dùng các ứng dụng hoàn tiền bên thứ 3 trên các trang TMĐT có sẵn. Cách mua để được hoàn tiền cũng rất đơn giản, chỉ cần làm theo hướng dẫn trong từng ứng dụng là xong. Tỉ lệ hoàn tiền có thể không cao lắm, tùy theo ngành hàng nữa nên phải check kĩ trước khi đặt mua, thấy dịch vụ hoàn tiền nào có lợi nhất thì dùng và phải chuyển đổi linh hoạt theo nhu cầu.

Hóa ra đây là cách đồng nghiệp tôi mua sắm thoải mái mà số dư tiền tiết kiệm vẫn nhiều hơn tôi - Ảnh 6.

Nhờ tận dụng các chương trình hoàn tiền mà Hương có thể tiết kiệm thêm đến vài trăm nghìn đồng mỗi tháng (Ảnh: NVCC)

Nhờ kinh nghiệm này mà mỗi tháng, Hương đã nhận về ít nhất khoảng vài trăm nghìn đồng tiền hoàn dù chỉ chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản, thỉnh thoảng mua sắm quần áo, xem phim, du lịch… Nghe không nhiều lắm nhưng đây vẫn là 1 khoản "đút lợn" đáng kể với 1 cô sinh viên năm 2 sống xa nhà.

Lưu ý khi sử dụng các dịch vụ hoàn tiền, thẻ tín dụng Cashback:

- Luôn đọc kĩ điều khoản sử dụng, các loại phí đi kèm

- Chỉ đăng ký sử dụng những loại thẻ và dịch vụ phù hợp với mục đích chi tiêu cá nhân

- Đảm bảo thu nhập cá nhân có đủ khả năng chi trả cho các khoản đã mua

- Áp dụng thêm các ưu đãi, giảm giá khác có sẵn trước khi thanh toán

- Sử dụng thêm các ứng dụng, dịch vụ hoàn tiền bên thứ 3 để tối đa hóa số tiền thu về mỗi tháng

Chia sẻ