Hóa ra trên đời còn tồn tại thứ “bệnh giả vờ” khiến con co giật, nói năng như có người điều khiển thế này ư?

Khánh Vân,
Chia sẻ

Môi trường sống cùng khả năng thích nghi bất ổn của bé có thể dẫn đến những triệu chứng trẻ bị rối loạn phân ly nên mẹ hãy sớm nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị, phòng tránh căn bệnh này cho con.

Hóa ra trên đời còn tồn tại thứ “bệnh giả vờ” khiến con co giật, nói năng như có người điều khiển thế này ư? - Ảnh 1.

1. Rối loạn phân ly ở trẻ em là gì?

Nuôi trẻ con đồng nghĩa với việc mẹ không chỉ phải đối mặt với các bệnh lý về thể chất mà còn cả những biến động trong tâm thần của bé. Như rối loạn phân ly mà trước kia còn được gọi là Hysteria, nó là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp. Hiểu một cách khoa học hơn theo Phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới thì rối loạn phân ly là một hiện tượng mà ở đó trẻ mất đi một phần hoặc toàn bộ sự hợp nhất giữa trí nhớ của quá khứ, ý thức, đặc tính cá nhân với những sự kiểm soát vận động và cảm giác trực tiếp.

Rối loạn phân ly này đặc biệt ở chỗ là chúng ta không tìm thấy được nguyên nhân bằng những cách thăm khám lâm sàng và xét nghiệm thông thường. Nó là những triệu chứng gợi ý bệnh lý của một cơ quan hay bộ phận nào đó trong cơ thể của trẻ. Khổ một nỗi là bệnh thường xuất hiện khi bé gặp phải những khó khăn trong tương tác xã hội hay học tập mà chẳng thể giải quyết được. Tình trạng này sẽ khiến các con nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như lo sợ cao độ, thất vọng tràn trề hay tức giận quá mức.

Hóa ra trên đời còn tồn tại thứ “bệnh giả vờ” khiến con co giật, nói năng như có người điều khiển thế này ư? - Ảnh 2.

2. Triệu chứng trẻ bị rối loạn phân ly và những nguy hiểm của bệnh

Bởi các triệu chứng của rối loạn phân ly khá đa dạng rồi sự xuất hiện hay kết thúc đều đột ngột thành từng cơn. Những bé bị rối loạn phân ly có thể trở nên khá hung dữ, ngất liên tục, co giật và tê liệt chân tay.

Rối loạn cảm giácGiảm hay tăng cảm giác đau quá mức, thông thường bé hay kêu đau đầu, tay chân, bụng nhưng không thể tìm được nguyên nhân do đâu.

Rối loạn vận độngTrẻ thực hiện các động tác như gật đầu, lắc đầu, co giật, run, múa vờn; rối loạn về phát âm hay vận động tay chân thiếu mục đích.

Ngất và sững sờ. Trẻ ngồi hoặc nằm bất động lúc lâu mà không hoạt động và nói năng gì, cũng không phản xạ lại các tác động bên ngoài, mở hoặc nhắm mắt mà không mất đi ý thức hoàn toàn.

Cơn kích động cảm xúc. Trẻ bỗng cười, gào thét, khóc, cảm xúc hỗn độn, sợ hãi vô cớ, nói năng lộn xộn.

Các rối loạn lên đồng, bị xâm nhập. Trẻ nói năng và hành động như thể có một thế lực siêu nhiên hay một người nào đó điều khiển.

Hóa ra trên đời còn tồn tại thứ “bệnh giả vờ” khiến con co giật, nói năng như có người điều khiển thế này ư? - Ảnh 3.

3. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn phân ly

Có khá nhiều yếu tố dẫn đến bệnh rối loạn phân ly nhưng tựu chung lại chúng a có 3 nguyên nhân thuận lợi co sự phát triển của rối loạn phân ly như sau:

Môi trường bên ngoài tác động như gia đình quá bao bọc hay khắt khe với bé, sự giáo dục không phù hợp, môi trường xung quanh thay đổi nhanh và thiếu bền vững.

Nhân cách của chính đứa bé yếu, dễ xúc động, thiếu tự chủ, kiềm chế, thích nhận được sự chú ý.

Cơ thể bất ổn như nhiễm trùng, đang dậy thì, suy dinh dưỡng.

Hóa ra trên đời còn tồn tại thứ “bệnh giả vờ” khiến con co giật, nói năng như có người điều khiển thế này ư? - Ảnh 4.

4. Cách chữa bệnh cho trẻ bị rối loạn phân ly

Nguyên tắc hàng đầu để điều trị rối loạn phân ly chính là sử dụng những liệu pháp tâm lý, đi kèm với bồi dưỡng nhân cách, nâng cao thể trạng và tạo dựng một môi trường phù hợp cho trẻ.

- Áp dụng các liệu pháp ám thị để làm thuyên giảm và mất đi triệu chứng.

- Có thể sử dụng một số thực phẩm, thuốc để nâng cao thể trạng cho bé. Nếu có lo âu xuất hiện thì chúng ta dùng thuốc giải lo âu.

- Tuyệt đối tránh thái độ coi như đây là “bệnh giả vờ” hay quá trầm trọng hóa vấn đề bởi việc theo dõi quá sát sao có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

- Luyện tập những kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề và các động tác thư giãn để nâng đỡ nhân cách của bé.

- Động viên và giải thích với gia đình để cùng tham gia tích cực trong quá trình điều trị.

Hóa ra trên đời còn tồn tại thứ “bệnh giả vờ” khiến con co giật, nói năng như có người điều khiển thế này ư? - Ảnh 5.

5. Cách phòng bệnh rối loạn phân ly cho trẻ

Để phòng tránh bệnh rối loạn phân ly, cha mẹ chỉ cần thực hiện một số “bí kíp” đơn giản sau đây thôi:

Đảm bảo thực hiện lối sống lành mạnh. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và giảm thiểu sức ép từ công việc học hành cho trẻ.

Tăng cường tham gia hoạt động ngoại khóa như ca, múa, nhạc, dã ngoại, chơi thể thao.

Rèn luyện nhân cách như biết yêu thương, chia sẻ và đối đầu với khó khăn, thử thách cho con ngay từ nhỏ. Cha mẹ kết hợp với thầy cô giáo để tạo dựng nhân cách cho trẻ khi ở độ tuổi đến trường.

Môi trường sống thay đổi và những biến động bên trong tâm lý của các con chính là những yếu tố tạo nên bệnh rối loạn phân ly này. Vì vậy, mẹ hãy cảnh giác với những triệu chứng trẻ bị rối loạn phân ly để có giải pháp chữa trị và khắc phục kịp thời cho bé sớm khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ