Học sinh tiểu học viết hai câu chúc cô giáo ngày 20/11, chỉ sai một chữ mà nội dung khiến cả mẹ lẫn cô toát mồ hôi hột: Xém tan cửa nát nhà

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Sai một ly có khi đi cả trăm dặm đấy chứ chẳng đùa.

Chuyện nhầm lẫn chính tả, nhất là các từ tương tự nhau như l/n, ch/tr, x/s, c/q/k, i/y... Và trong một số trường hợp, việc nhầm nhọt này đôi khi gây ra những tình huống dở khóc dở cười khiến những người liên quan sợ xanh mặt. Chẳng hạn lời chúc 20/11 của học sinh tiểu học sau đây, chỉ viết sai một chữ mà nội dung tấm thiệp hoàn toàn bị đổi sang một nghĩa khác.

Học sinh tiểu học viết hai câu chúc cô giáo ngày 20/11, chỉ sai một chữ duy nhất mà nội dung khiến cả mẹ lẫn cô toát mồ hôi hột: Xém tan cửa nát nhà - Ảnh 1.

Học sinh này chúc: Cô giáo em tươi trẻ/Luôn say mê trồng người, kèm bức vẽ em đang tặng hoa cho cô. Tuy nhiên, ở chữ TRỒNG, thay vì ghi TR, thanh niên nhí lại viết nhầm thành CH. Câu chúc vì thế bị đổi thành: Cô giáo em tươi trẻ/Luôn say mê CHỒNG người. Đúng là sai một ly đi cả trăm dặm, cô và mẹ đọc được phải nói là mồ hôi vã ra như tắm.

Dân tình thì được một phen cười chết đi sống lại, nhiều cô giáo còn hài hước nhắc nhở nhau nên dạy chính tả cho học sinh thật kĩ để tránh trường hợp khó xử tương tự: "Chồng người luôn. Hảo học sinh"; "Trò viết sai chính tả làm cô khổ rồi"; "Chúc vậy từ tươi thành tan giờ nha con"; "nhớ dạy học sinh viết đúng chính tả nha, sợ ghê"...

Có thể nói, mặc dù là chữ mẹ đẻ nhưng trên thực tế hiện nay không chỉ trẻ em mà vẫn có nhiều người lớn viết sai chính tả hoặc phát âm sai. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng một cách chính xác và đúng chuẩn nhất thì việc nắm rõ những quy tắc chính tả là cực kỳ quan trọng. 

Quy tắc viết l/n: Chữ L đứng trước các âm như: Uy, oe, uâ, oa. Chữ N không được sử dụng trước các tiếng có âm đệm. Trừ trường hợp trong các âm tiết Hán Việt như: Noãn, noa. Chữ N được sử dụng trong những từ chỉ sự ẩn nấp hoặc vị trí. Ví dụ: Né, nấp, này…

Quy tắc viết ch/tr: Tr được sử dụng trong trường hợp tạo kiểu láy âm (trăn trở, trùng trục…), trong các từ Hán Việt có thanh huyền hoặc thanh nặng. Ch được sử dụng trong các trường hợp: Đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (chí chóe…), đứng đầu danh từ chỉ người (cha, chú…), đứng đầu danh từ chỉ vật (Chiếu, chảo…), sử dụng trong từ có ý nghĩa phủ định, sử dụng trong các món ăn, tên cây cối hoặc tên của cử động…

Quy tắc viết x/s: Để phân biệt x và s thì bạn cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng. Cụ thể: X thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm như: Xoay xở, xù xì… S thường xuất hiện trong các âm tiết sở hữu âm đệm như: Soạng… S và x không bao giờ cùng nhau xuất hiện trong một từ láy.

Quy tắc viết c/q/k: C: Viết trước các nguyên âm: Ư, u, ơ, ô, o, â, ă, a. K: Viết trước nguyên âm: I, ê, e (ia, iê). Q: Viết trước các vần sở hữu âm đệm viết bằng chữ u. 

Quy tắc viết i/y: Y: Thường đứng một mình, đứng cùng nguyên âm đôi "iê" đứng đầu tiếng, đứng sau âm đệm "u". I: Đứng ở đầu tiếng (im lặng…), có thể đứng ở cuối tiếng (chui lủi…).

 

Chia sẻ