Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động

An Chi,
Chia sẻ

Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ chính thức bắt đầu.

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tiết ra những giọt sữa đầu tiên cho con bú. Ban đầu chỉ khoảng vài ml và sẽ tăng dần vào những ngày tiếp theo tùy theo cơ địa của mẹ và nhu cầu bú của bé. Những giọt sữa này có tên gọi là sữa non. Sữa non xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, mẹ không nên bỏ qua cơ hội chỉ có một lần trong đời trẻ.

Đó cũng là lý do mà hội mẹ bỉm nuôi con bằng sữa mẹ mong ngóng và chờ đợi những giọt sữa này thế nào. Dù quý giá đến vậy nhưng mẹ cũng không nên quá áp lực mà khiến bản thân bị stress hay mệt mỏi vì hành trình nuôi nấng và chăm sóc con cái còn rất dài. 

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 1.

Chị Trang Ruby tâm sự: "Những giọt sữa non đầu tiên. Sữa non chỉ tồn tại trong một vài ngày đầu tiên sau sinh thui. Sữa vàng tươi, sánh đặc và rất giàu dinh dưỡng. Quý lắm vì hàm lượng năng lượng và kháng thể đầu đời cho con nên mẹ cố gắng cho em ti thật nhiều, hút thật nhiều không phí phạm giọt nào".

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 2.

Mẹ bỉm Đặng Nhâm tiết lộ: "Mạnh dạn khoe sữa ngày thứ 3 sinh thường".

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 3.

Những giọt sữa vàng óng quý giá.

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 4.

Mẹ Mỹ Phượng tâm sự: "Mạnh dạn khoe sữa non sau 6 tiếng sinh mổ nằm hồi sức"

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 5.

Mẹ bỉm N.L.C trải lòng: "Đây là những giọt sữa non đầu tiên mà em hút được cho con. May mắn vì con được ti hết sữa non của mẹ".

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 6.

Mẹ bỉm Huyền Trang: "Khoe ké 1 chút những giọt sữa non mình hút ở bệnh viện".

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 7.

Mẹ Nguyễn Huế: "Nhớ thời sữa non vô cùng. Ngày trước ai bảo sữa này phải đem đổ vì thấy nó kì lạ, vàng óng nên không dám cho con uống".

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 8.

Mẹ Thảo Trương: "Những giọt sữa quý hơn vàng".

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 9.

Màu vàng mới đẹp làm sao. 

Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 10.


Hội mẹ bỉm rủ nhau khoe những giọt sữa non đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, ai nhìn cũng xúc động - Ảnh 11.

Mẹ Hằng Trần chia sẻ: "Ngày 3 sinh mổ vẫn trong viện của mình. Phục các mẹ hút L2 L3 thật đấy".

Sữa non là gì?

Sữa non thường tiết ra trong những tháng cuối thai kỳ (khoảng tuần 28 và có một số mẹ chia sẻ nó có thể xuất hiện sớm hơn). Đặc biệt, sữa này sẽ tiết ra nhiều hơn vào 48-72 giờ đầu tiên sau sinh. Sữa non có màu vàng nhạt, sánh đặc và rất giàu dinh dưỡng. Khi bé ra đời, sữa non đã có sẵn trong bầu vú mẹ để cho bé bú.

Sau khi nhau thai đã được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ (bé chào đời), nồng độ estrogen và progestogen sẽ giảm, nồng độ hormone prolactin tăng lên sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết sữa, lượng sữa sẽ bắt đầu nhiều hơn từ ngày thứ 3 - 4 tùy thuộc vào lượng sữa bé bú và lượng sữa được vắt ra.

Giá trị của sữa non với sức khỏe của trẻ sơ sinh 

Sữa non giàu protein, ít đường lactose, chất béo và các vitamin tan trong nước. Được biết, lượng protein trong sữa non có thể cao gấp 10 lần so với sữa trưởng thành. Các vitamin tan trong chất béo nhiều hơn bao gồm: vitamin A cao gấp 2 lần sữa trưởng thành, vitamin E, vitamin K. Các khoáng chất như: sắt, kẽm... có nồng độ và hàm lượng khá cao nên sữa non là nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất với bé sơ sinh, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa, hấp thụ của bé.

Những em bé được bú sữa non có khả năng chống lại nhiễm trùng, các bệnh mãn tính, bảo vệ cơ thể non nớt khỏi rất nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. Nhiều mẹ quan niệm, nên bỏ sữa đầu nhưng đây là điều không đúng, các mẹ hoàn toàn có thể cho con bú sữa này luôn ngay sau khi sinh. 

Giọt sữa mẹ đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh khiến Minh Hằng bật khóc quan trọng đến thế nào? - Ảnh 2.

Sau khi cơ thể người mẹ tiết ra một lượng sữa non chứa nguồn kháng thể dồi dào để tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch ruột đang còn chứa phân su của bé trong 2-3 ngày đầu tiên, sữa mẹ sẽ thay đổi và bắt đầu tăng số lượng. Giai đoạn sữa chuyển đổi này kéo dài từ 3-7 ngày, và dần dần chuyển thành sữa già sau 2 tuần. 

Khi bé bước vào thời kì tập đi và ăn dặm, lượng sữa mẹ sẽ giảm do ngoài sữa mẹ, bé còn ăn thêm các loại thức ăn bên ngoài khác. Nguồn sữa mẹ giai đoạn này sẽ tăng tiết các chất miễn dịch và chất béo nhiều hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích cho bé bú mẹ ít nhất trong 2 năm đầu đời, bởi ngoài thực phẩm ăn thêm thì sữa mẹ vẫn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, đồng thời gắn kết sợi dây tình cảm giữa mẹ và bé.

Mẹ có nên cho bé bú sữa này sau khi sinh không?

Nên cho con bú ngay sau khi sinh, trong vòng khoảng 30 phút đến 1 giờ. Mặc dù sữa non rất ít, chỉ khoảng 3 - 5ml sữa nhưng đó là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà bé bú được.

Trẻ sơ sinh rất kì diệu, con có phản ứng bú mút, tìm ti mẹ ngay sau khi chào đời. Mẹ nên chịu khó cho bé ngậm đúng khớp, thời gian đầu tuy hơi khó khăn nhưng con sẽ quen dần với việc bú mẹ. Việc này không chỉ giúp bé khỏe mạnh hơn, tạo thói quen ăn tốt hơn mà mẹ cũng sẽ cảm nhận rõ ràng sự gần gũi với em bé. Lượng sữa của mẹ từ đó cũng về nhiều hơn. 

Giọt sữa mẹ đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh khiến Minh Hằng bật khóc quan trọng đến thế nào? - Ảnh 3.

Mẹ nên cho con bú thế nào?

Sau khi sinh khoảng 1 giờ, mẹ có thể cho bé bú được ngay, trừ trường hợp mẹ quá mệt hay có chỉ định đặc biệt của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe người mẹ. Người nhà hoặc nhân viên y tế có thể hỗ trợ mẹ, giúp cho bé bú mẹ bằng cách đỡ mẹ nằm nghiêng một bên (bên ngực cần cho bú) hoặc mẹ nằm ngửa, bế bé áp sát bụng mẹ và bụng bé với nhau, mặt bé quay về vú mẹ, giúp bé há miệng to để bé ngậm trọn núm vú mẹ, cằm bé áp sát vào bầu vú. Chú ý, trước khi cho bé bú mẹ cần lau sạch bầu vú bằng khăn ướt sạch.

Để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu hay cho bé bú không hạn chế. Cho bé bú mỗi khi trẻ có các biểu hiệu đòi bú (trẻ cựa quậy, há miệng), không nên chờ đợi đến khi bé khóc mới cho trẻ bú. Số lần trẻ bú mẹ có thể dao động từ 8 - 12 lần/ngày hoặc thậm chí nhiều hơn nữa. Không hạn chế số lần bú của bé.

Khi cho bé bú, mẹ hãy để bé bú theo nhu cầu và tự bé sẽ điều chỉnh theo cảm nhận riêng cho đến khi bé thấy đủ và sẽ tự nhả vú. Sau đó, mẹ có thể cho trẻ bú bên bầu vú còn lại để hai bên bầu vú được đều nhau.

Chia sẻ