Khả năng đặc biệt của loài cây dùng mưa để bẫy mồi

Vân Anh,
Chia sẻ

Cây nắp ấm sẽ lợi dụng hạt mưa rơi để làm con mồi rơi vào bên trong “ấm”.

Cây nắp ấm không chỉ là loài cây bẫy mồi bị động mà còn có thể chủ động di chuyển phần nắp để gài bẫy con mồi.

Thực tế, tất cả loài thực vật đều có thể di chuyển. Ví dụ hoa hướng dương trên bậu cửa sổ luôn có xu hướng ngả về phía mặt trời. Tuy nhiên, chuyển động của các loài cây thường rất chậm, đến mức khiến chúng ta nghĩ rằng chúng bất động. 

Mặc dù vậy, cây nắp ấm hoàn toàn khác. Sở dĩ, loài cây này có tên như vậy vì cấu tạo của chúng. Cây nắp ấm có 2 phần, phần “ấm” có hình thon dài, chứa dịch tiêu hóa sẵn sàng dìm chết và hóa lỏng những loài sâu bọ không may bị lọt vào bẫy. Trong khi đó, phần “nắp” ở phía trên có tác dụng che đậy cho “ấm” không bị ngấm nước mưa, tránh làm loãng axit.
 
Nắp ấm mini có khả năng dựa vào nước mưa để bẫy côn trùng.

Cây nắp ấm mini (tên khoa học là Nepenthes gracilis) thường sống trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khu vực rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á. Con mồi khi bị bẫy trong ấm sẽ hòa tan thành dinh dưỡng nuôi sống cây.

Phần nắp phía trên của nắp ấm mini có thể di chuyển khá linh hoạt để che đậy phần ấm khi cần. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng phần nắp chỉ có tác dụng bảo vệ phần ấm. Nhưng thực tế, phần nắp cũng có thể bẫy con mồi.


Ở phía dưới của phần nắp có nhiều mật hoa bất thường, nhiều hơn hẳn so với các loài cây khác. Côn trùng có thể sẽ bị thu hút bởi mật hoa ở phần dưới nắp. Khi trời mưa, các hạt mưa rơi xuống, đập vào phần nắp khiến côn trùng rơi xuống dưới phần ấm.

Bằng cách sử dụng máy ảnh tốc độ cao cùng các thiết bị laser nhanh nhạy, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, phần nắp của cây nắp ấm mini hoạt động giống như bàn đạp. Khi trời mưa, chúng liên tục xoay lên xuống sao cho hạt mưa rơi trúng con côn trùng. Trong khi các loài nắp ấm khác thường chỉ úp xuống khi trời mưa chứ không hề rung lên.

Trong thí nghiệm mô phỏng mưa, các nhà khoa học phát hiện ra khoảng 14/37 con kiến bị hạt mưa rơi trúng khi đang ở mặt dưới phần nắp ấm mini. Như vậy tỷ lệ nắp ấm mini lợi dụng nước mưa thành công là 38%. Trong khi đó, các loài nắp ấm khác không hề thành công một lần nào.


Các nhà khoa học dùng máy laser để đo độ rung của cây.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra phần nắp của cây nắp ấm mini có các tinh thể sáp làm giảm ma sát, từ đó giảm khả năng bám của công trùng. Kiến chỉ có khả năng bám dính ở bề mặt nắp ấm mini khi rung nhẹ. Nhưng khi nước mưa rơi trúng vị trí đấy, kiến chắc chắn sẽ rơi.

Ở tốc độ cao, nắp của cây di chuyển khoảng 1,5 mét mỗi giây, ngang với tốc độ châu chấu nhảy và nhanh gấp 10 lần tốc độ của hoa bắt ruồi Venus.

Một số loài cây có thể di chuyển rất nhanh. Cây bắt ruồi Venus có thể đóng rất nhanh, một số cây có thể phân tán hạt giống, phấn hoa và bào tử siêu nhanh thông qua cơ chế như súng cao su. Nhưng, mọi chuyển động đều cần năng lượng. Cây bắt duồi Venus cần mất thời gian dài để mở lại và cần nhiều năng lượng để thực hiện lại quá trình trên.” – Tiến sĩ Bauer nói.

“Trong khi đó, cơ chế hoạt động của nắp ấm mini thì khác. Chúng lặp đi lặp lại, không cần năng lượng. Về cơ bản, chúng khai thác tác dụng của những cơn mưa như một kiểu năng lượng bên ngoài.”

(Nguồn: Livescience)
Chia sẻ