Khác biệt thú vị trong mâm ngũ quả Tết 3 miền, giải thích lý do chuối miền Bắc siêu đắt còn trong Nam rẻ rề

Lou,
Chia sẻ

Trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp Tết của người Việt, mâm ngũ quả là một trong những yếu tố không thể thiếu. Mặc dù ở mỗi địa phương có một biến thể theo như hiểu biết và điều kiện, tuy nhiên, mục đích chung vẫn là mong cầu một năm mới may mắn, bình an, hạnh phúc.

Trong văn hóa, tín ngưỡng hướng về cội nguồn của người Việt Nam từ nhiều đời này, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên được đặc biệt coi trọng. Vì lẽ đó mà mỗi độ Tết đến, xuân về, bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt luôn được đặc biệt chú trọng, chăm chút và mâm ngũ quả là một trong những nhân tố không thể thiếu.

Khác biệt thú vị trong mâm ngũ quả Tết 3 miền, giải thích lý do chuối miền Bắc siêu đắt còn trong Nam rẻ rề - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Mâm ngũ quả có khoảng năm thứ trái cây khác nhau, thường xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của người Việt mỗi dịp năm mới. "Ngũ" ở đây tức ngũ hành tương sinh còn quả mang biểu tượng cho sự đủ đầy, sung túc, sinh sôi, nảy nở. Màu sắc trên mâm ngũ quả vì vậy cũng được lựa chọn và phối trộn theo đúng với nguyên tắc ngũ hành, dễ nhận thấy nhất chính là: thổ - vàng (đu đủ, cam, xoài), mộc - xanh (chuối, dừa), kim - trắng (roi, lê), hỏa - đỏ (hồng, táo), thủy - đen (nho, măng cụt, hồng xiêm). 

Ngoài việc chọn lựa theo màu sắc, người am tường sâu sắc về ngũ hành cũng chọn phối hợp loại quả hội đủ ngũ vị và hài hòa âm - dương. Ví như đu đủ mát, tính âm (hàn) để cân bằng, kết hợp với các loại quả có tính dương, ví dụ hồng xiêm…

Khác biệt thú vị trong mâm ngũ quả Tết 3 miền, giải thích lý do chuối miền Bắc siêu đắt còn trong Nam rẻ rề - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Các loại quả thu thập đa dạng từ 4 phương ngụ ý đem tất cả tinh hoa dâng lên cho tổ tiên đồng thời thể hiện nguyện ước của gia chủ thông qua tên gọi, màu sắc và cách chúng được sắp xếp. Nhưng tùy vào đặc trưng vùng miền, mâm ngũ quả có sự khác biệt rõ nét ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.

Khác biệt thú vị trong mâm ngũ quả Tết 3 miền, giải thích lý do chuối miền Bắc siêu đắt còn trong Nam rẻ rề - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Các loại quả thường được bày biện trên mâm ngũ quả ngày Tết ở miền BP thường là: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi… đặc trưng của khí hậu của miền Bắc.

Quả phật thủ: Bàn tay Phật nhằm bảo vệ gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang thịnh vượng, màu vàng ứng với Kim.

Quả chuối: Tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc

Quả sung hoặc quả mây: Mang đến sự sung túc, no ấm, màu xám/nâu ứng với Thổ

Quả quất, quả hồng: Biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa

Quả lê hoặc dưa lê: Sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy

Ngoài ra, nhiều gia đình còn chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.

Mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản

Người dân miền Trung không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Hơn nữa, người miền Trung có sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả được bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Miền Nam bày mâm ngũ quả cầu kỳ

Mâm ngũ quả của miền Nam không được bày theo quan niệm ngũ hành nhưng rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả cúng gia tiên. Họ không chọn chuối để bày vì phát âm khá giống từ "chúi" được hiểu là sự nguy khó và không may mắn, quýt cũng là loại quả không có trên mâm ngũ quả vì có câu "quýt làm cam chịu" hay lê, táo được coi là "lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại".

Khác biệt thú vị trong mâm ngũ quả Tết 3 miền, giải thích lý do chuối miền Bắc siêu đắt còn trong Nam rẻ rề - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Người miền Nam sẽ bày các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,... khi phát âm, nghe giống như "cầu – sung (sung túc) – vừa – đủ – xài".

Dù có khác nhau ở từng địa phương và có nhiều biến đổi theo nhịp sống của xã hội hiện đại, tuy nhiên mâm ngũ quả chưng bàn thờ tổ tiên ngày đầu năm mới vẫn là yếu tố làm nên một cái Tết vẹn tròn của người Việt.

Chia sẻ