Khi nhiều người đang lên án việc phụ nữ xăm mình “là xấu, là mất tư cách, là giang hồ” vậy người phụ nữ có nhiều hình xăm nhất Việt Nam sẽ nói gì?

Thu Phương,
Chia sẻ

Bạn suy nghĩ gì về việc xăm hình?

Xăm hình là một loại hình nghệ thuật làm đẹp có lịch sử lâu đời. Cho tới ngày nay, nó vẫn đang phát triển rất mạnh và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đâu đó còn tồn tại nhiều định kiến bảo thủ về xăm mình.

Có lẽ, ở đâu đó chúng ta vẫn thường nghe thấy: "xăm hình là hư hỏng", "xăm hình là không đáng tin cậy" hay "chỉ có du côn, trộm cướp mới xăm hình" từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Đặc biệt, điều này xảy ra nhiều ở các nước châu Á. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải thay đổi quan điểm của mình, bởi hình xăm không nói lên bạn là con người như nào cả.

Ngày xưa từ thời Lý, Trần xăm mình, nhuộm răng là văn hóa. Bây giờ hình xăm có xíu cũng bị đánh giá!?

Xăm mình là một trong những tục cổ nhất, tồn tại lâu nhất ở Việt Nam và phát triển mạnh vào thời Trần. Lý giải về nguyên nhân xăm mình của người Việt cổ, Từ điển Lễ tục Việt Nam cũng ghi: Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có tục xăm hình những con thủy quái (rồng, rắn..) lên bụng, ngực, lưng, chân, tay…. Tương truyền, thuở xa xưa con người lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng.

Không có luật nào cấm xăm hình vậy điều mọi người quan ngại là gì? Xăm không xấu, không xăm cũng chẳng chắc đã tốt - Ảnh 1.

Từ thời Lý - Trần trở đi, đặc biệt là vào thời nhà Trần, từ vua quan cho chí thần dân ai cũng thích xăm hình vào người và đối với những người trong hoàng tộc, phục dịch trong triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như là một luật lệ phải thi hành. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) đã phản đối việc này, vì nhà vua rất sợ thợ châm kim vào da thịt mình, mặc dù Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã chuẩn bị để xăm cho Anh Tông. Chính vì thế, sau này, ai thích thì xăm chứ không là quy định nữa.

Không có luật nào cấm xăm hình vậy điều mọi người quan ngại là gì? Xăm không xấu, không xăm cũng chẳng chắc đã tốt - Ảnh 2.

Theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn xã tắc, năm 1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức quân Mông Cổ). Dưới vương triều Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá thì xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử), hay dân chúng thì thường xăm lên bụng những chữ “Nghĩa dĩ quyên khu”, “hình vu báo quốc” thể hiện tinh thần thượng võ, vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước.

Như vậy, tục xăm mình của người Việt cổ không chỉ thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, mà còn mang ý nghĩa quyết tâm chống địch; thậm chí là hình thức làm đẹp của người đương thời. Vậy mà bây giờ, chỉ với hình xăm nhỏ xíu mà nhiều người đã bị bàn tán, chỉ trỏ này nọ. Thậm chí, vì bất đồng quan điểm về việc xăm hình mà nhiều mối quan hệ tan vỡ. 

Xăm mày, xăm môi có phải xăm không? Ngày trước cũng bị đánh giá nhưng giờ rất nhiều người cũng xăm. Vậy sao xăm hình vẫn nhận về những cái nhìn khắt khe?

Xăm mày, xăm môi là kỹ thuật thẩm mỹ được thể hiện bằng cơ chế đưa mực xăm vào biểu bì nhằm thay đổi sắc tố da. Như vậy có thể cho rằng việc xăm mày, xăm môi không khác gì với việc xăm hình lên da thịt cả. 

Hình xăm trên cơ thể phụ nữ. 

Theo chị Phạm Mai - được biết tới với biệt danh "người phụ nữ có nhiều hình xăm nhất Việt Nam" đồng thời cũng là chủ tiệm xăm Vui Vẻ VNStyle tại TP.HCM cho biết: "Về cơ bản, việc xăm mày, xăm môi giống y chang như xăm hình thôi. Mình nghĩ do suy nghĩ của con người vài chục năm trước đây thì người ta thường hay ví những người có xăm sẽ đi vào thế giới giang hổ hoặc đi tù về mới có hình xăm.

Ảnh: Phạm Mai.

Thực sự, những hình xăm của giới giang hồ sẽ có những đặc thù khác so với xăm nghệ thuật ở bên ngoài. Vì vậy, cái việc so sánh như vậy khá là khập khiễng. Những người lớn tuổi thì thường không quen với hình xăm nên mới có những ý kiến trái chiều như vậy thôi. Chứ như mình thấy bây giờ nhiều người, đặc biệt là giới trẻ họ coi việc xăm hình là bình thường và đón nhận nhiều lắm. Nói chung, là việc xăm hình ở mỗi người là quyền và sở thích của mỗi người, cần mọi người tôn trọng".

Không luật nào cấm xăm hình ở Việt Nam. Xăm không xấu, không xăm cũng chưa chắc đã tốt

Nếu như bạn nhìn thấy một người có hình xăm và vội kết luận luôn họ là người tốt hay không tử tế thì bạn có cái nhìn quá khắt khe, xét nét. Con người ta có xấu hay không, chỉ có thể đánh giá qua những hành động mà thôi. Việc suy nghĩ đánh giá con người qua vẻ bên ngoài sẽ luôn không đúng trong mọi trường hợp, mọi khoảng thời gian giống như việc khi xưa ông cha ta đã có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. 

Con người ta có tốt hay không, chỉ có thể đánh giá qua con người bên trong, hình xăm là để thể hiện cá tính, thể hiện sự mạnh mẽ hay thể hiện ý nghĩa gì đó quan trọng của người xăm hình chứ không thể hiện sự tốt xấu của con người. 

Chị Phạm Mai chia sẻ thêm: "Mình đã xăm mình từ hàng chục năm trước, thậm chí mình còn xăm kín người nữa. Đối với mình việc xăm mình, đặc biệt xăm mình trên phụ nữ là rất bình thường. Hiện nay, ở Việt Nam mình thấy có rất nhiều cô gái xăm nhiều như mình. Việc xăm hình tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.

Ảnh: Phạm Mai.

Mỗi hình xăm đều có những câu chuyện ở đằng sau nó. Có người thì bởi họ thấy đẹp, hoặc họ xăm để đánh dấu kỷ niệm nào đó hoặc xăm về ý nghĩa tâm linh nào đó, hoặc hình xăm để che đi khiếm khuyết cơ thể. Mỗi hình xăm sẽ mang một ý nghĩa riêng".

Chia sẻ