Không chỉ "quan hệ" đường miệng, thói quen lười biếng này cũng có thể dẫn đến ung thư vòm họng

H Nguyễn,
Chia sẻ

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Cancer Research hiện nay đã chỉ ra mối liên kết giữa bệnh nha chu với ung thư vòm họng, thực quản.

Bạn có thể dễ dàng thực hiện việc đánh răng 2 lần/ngày, thế nhưng, đôi khi bạn lại vô tình hoặc cố tình quên đánh răng trước khi đi ngủ. Đây có vẻ như là một thói quen khá vô hại, nhưng nghiên cứu mới đã cho thấy rằng làm việc này nhiều lần có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ.

Không chỉ quan hệ đường miệng, thói quen lười biếng này cũng có thể dẫn đến ung thư vòm họng - Ảnh 1.

Lười đánh răng có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Cancer Research hiện nay đã chỉ ra mối liên kết giữa bệnh nha chu (có thể do không đánh răng thường xuyên) với ung thư vòm họng, thực quản, hoặc ung thư khí quản chạy từ cổ họng đến dạ dày.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu từ 122.000 người và tiến hành theo dõi trong 10 năm. Kết quả cuối cùng thu được là cho thấy 106 người đã phát triển thành ung thư vòm họng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị ung thư thực quản có khả năng chứa nhiều một số loại vi khuẩn trong miệng hơn những người khác. Tannerella forsythia và Porphyromonas gingivalis là 2 loại vi khuẩn phổ biến liên quan đến bệnh nướu răng. Đặc biệt, Tannerella forsythia có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư thực quản cao hơn 21% so với các loại vi khuẩn khác. Nếu không chịu khó đánh răng, những vi khuẩn này có thể ở trong lợi của bạn, tăng khả năng mắc bệnh nha chu.

Không chỉ quan hệ đường miệng, thói quen lười biếng này cũng có thể dẫn đến ung thư vòm họng - Ảnh 2.

Bệnh nha chu đã được chứng minh là có liên quan đến một số loại ung thư miệng, đầu và cổ.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điểm chính như sau:

Một là, các nhà nghiên cứu không có thông tin đầy đủ về sức khỏe răng miệng của những người tham gia nghiên cứu, vì vậy thật khó để nói rằng nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng chính là những vi khuẩn nói trên hay là những người bị bệnh nha chu có nguy cơ gia tăng.

Hai là, nghiên cứu này đã xem xét các loại vi khuẩn có liên quan đến ung thư vòm họng, chứ không phải thói quen đánh răng. Vì vậy, liệu có thể nói rằng bệnh ung thư thực quản chỉ xảy ra ở những người không vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên, kết quả này cũng khá đáng lo ngại bởi rõ ràng bệnh nha chu đã được chứng minh là có liên quan đến một số loại ung thư miệng, đầu và cổ. Vì vậy, rõ ràng giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể. Và đánh răng 2 lần/ngày đem lại rất nhiều lợi ích nên bạn tuyệt đối đừng bao giờ bỏ qua chỉ vì lười.

Không chỉ quan hệ đường miệng, thói quen lười biếng này cũng có thể dẫn đến ung thư vòm họng - Ảnh 3.

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng:

- Yếu tố môi trường: Những người sống trong điều kiện khí hậu ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều khói bụi, hít khỏi thuốc lá chủ động hay bị động... có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao hơn những người sống trong môi trường trong lành. Ngoài ra, người có thói quen ăn uống nhiều món chứa nitrosamine (như dưa, cà, cá muối; tương; thực phẩm bị mốc...) cũng có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng vì nitrisamine là một trong những chất gây ung thư.

- Hút thuốc lá: Những người có tiền sử hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn so với người không sử dụng thuốc lá. Và đa số những người mắc bệnh ung thư vòm họng đã từng hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có khói thuốc lá. Đối với người hút thuốc lá, chất nicotin được đưa vào cơ thể thông qua đường máu, còn với những người hít phải khói thuốc lá thì có thể thẩm thấu qua da. Nicotin có thể gây tăng huyết áp và nhịp thở, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tổn thương các vi mạch và tăng khả năng mắc ung thư vòm họng.

Không chỉ quan hệ đường miệng, thói quen lười biếng này cũng có thể dẫn đến ung thư vòm họng - Ảnh 4.

Uống rượu quá mức cũng có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cổ họng

- Uống nhiều rượu: Uống rượu quá mức cũng có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cổ họng tăng cao. Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần trợ giúp để giảm lượng cồn, nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ đa khoa.

- Nhiễm virus Papillomavirus (HPV): HPV đang ngày càng được công nhận là nguyên nhân gây ra ung thư đầu và cổ. Mặc dù đã được biết đến như là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa HPV và sự phát triển của ung thư cổ họng, đặc biệt là ở nam giới.

- Chế độ ăn ít dinh dưỡng: Ung thư đã được liên kết với thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng. Điều này có thể là do thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết vì cơ thể bạn cần một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều protein, vitamin, kẽm và sắt. Kiểm tra phần dinh dưỡng của bạn và đảm bảo rằng bạn đang cho cơ thể của bạn tất cả mọi thứ nó cần để chống đỡ hoặc chống lại ung thư. Nếu bạn đang trải qua điều trị bệnh nào đó thì nên ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Những người ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các nguồn khác của vitamin C có thể làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng.

Không chỉ quan hệ đường miệng, thói quen lười biếng này cũng có thể dẫn đến ung thư vòm họng - Ảnh 5.

Những người tiếp xúc với một bụi gỗ trong môi trường làm việc có nguy cơ gia tăng ung thư vòm họng.

- Di truyền: Nguy cơ ung thư mũi họng là cao hơn ở những người có họ hàng gần gũi với những người đã mắc bệnh ung thư vòm họng. Tăng nguy cơ này có thể là do di truyền gen hoặc do một số yếu tố môi trường và lối sống.

- Tiếp xúc với hóa chất: Những người tiếp xúc với một bụi gỗ trong môi trường làm việc có nguy cơ gia tăng ung thư vòm họng. Gỗ được xử lý có chứa một số hóa chất có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Những người tiếp xúc với formaldehyde cũng có nguy cơ gia tăng ung thư vòm họng. Formaldehyde là một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong việc sản xuất các vật liệu xây dựng.

Theo WMH/Throatcancerfoundation

Chia sẻ