Có một trò chơi đã trở thành huyền thoại, 99% trẻ em Việt Nam từng chơi nhưng nội dung lại cực kỳ vô lý: Dân học Toán xem xong “khóc thét”

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Có những điều mới nhìn qua thấy vô lý nhưng ngẫm lại thì… thuyết phục.

Nếu ai đó bắt bạn làm thế nào để chứng minh 5 > 0, 0 > 2, 2 > 5, hẳn bạn sẽ nghĩ họ là kẻ... hâm dở. Tất nhiên, ai mà chẳng biết 0 thì bé hơn 2, 2 bé hơn 5 chứ. Làm bài kiểm tra mà sai quy tắc này thì có mà ăn điểm 0 tròn trĩnh. Thế nhưng, có một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với hàng triệu trẻ em Việt Nam sẽ cho thấy lập luận này là đúng. Khoan nhìn đáp án nào, hãy nghĩ xem đó là trò chơi gì? 5 phút suy nghĩ thôi nhé. Và nếu... bí quá, hãy đọc tiếp đoạn dưới đây nào!

Làm thế nào để 5 > 0, 0 > 2, 2 > 5? Đáp án có trong một TRÒ CHƠI DÂN GIAN: Trả lời được chứng tỏ bạn đã có một tuổi thơ dữ dội - Ảnh 1.

Câu trả lời đó chính là: OẲN TÙ TÌ.

Oẳn tù tì là một trò chơi dân gian có thể nói phổ biến nhất trong tất cả các trò chơi. Trò chơi này giúp người chơi tìm ra người thua cuộc, người thắng cuộc để áp dụng trong một số trò chơi, giúp trẻ tăng khả năng phản xạ và óc phán đoán. Nhưng tại sao trò chơi này lại liên quan đến phép toán so sánh 5 > 0, 0 > 2, 2 > 5? 

Dựa vào trò chơi oẳn tù tì: Khi đó kéo là 2, lá là 5 và đấm là 0. Lá (5) thắng đấm (0). Kéo (2) thắng lá (5). Đấm (0) thắng kéo (2). Đơn giản như... đang giỡn đúng không nào, tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhớ ra được đâu nhé!

Oẳn tù tì có mặt từ rất lâu đời, không ai có thể nói chính xác thời gian nó xuất hiện nhưng lại thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động vui chơi giải trí. Từ lâu, trò chơi này đã trở thành huyền thoại, trò mà hầu hết mọi người đã từng chơi ít nhất một lần trong đời. Đây không phải là "trò chơi dân gian" của Việt Nam như nhiều người vẫn hiểu lầm. Trên thực tế có rất nhiều dị bản của trò chơi này trên khắp thế giới, có thể kể đến Janken của Nhật Bản. Ngoài cái tên oẳn tù tì, trò chơi này còn được biết đến với cáu tên kéo búa bao, kéo lá đấm hay xú xì.

Cái Búa: Nắm các ngón tay lại. Cái Kéo: Hai ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa) mở ra như chữ V, các ngón còn lại sẽ được nắm lại. Cái Bao: Xòe cả bàn tay ra. Ngoài ra, một số nơi sẽ có thêm, tùy từng địa phương, tùy từng giao kèo. Cái Đục: Ngón trỏ sẽ duỗi ra, các ngón còn lại sẽ được nắm lại. Cái Giếng: Được thể hiện bằng vòng tròn tạo ra bởi ngón cái và ngón trỏ.  

Làm thế nào để 5 > 0, 0 > 2, 2 > 5? Đáp án có trong một TRÒ CHƠI DÂN GIAN: Trả lời được chứng tỏ bạn đã có một tuổi thơ dữ dội - Ảnh 2.

Búa ăn kéo, thua Bao. Kéo cắt được Bao, thua Búa. Bao chùm được Búa, bị cắt bởi Kéo. Nếu người chơi ra dấu giống nhau sẽ được coi là hòa và sẽ tiến hành lại.

Để phân định thắng thua, người chơi cần nằm lòng quy tắc:

Búa ăn kéo, thua Bao. Kéo cắt được Bao, thua Búa. Bao chùm được Búa, bị cắt bởi Kéo. Nếu người chơi ra dấu giống nhau sẽ được coi là hòa và sẽ tiến hành lại. Trong trường hợp có thêm đục và giếng cần nhớ: Đục ăn kéo, ăn bao, thua búa, thua giếng. Giếng ăn búa, ăn đục, ăn kéo, thua bao.  

Trò chơi có thể bắt đầu khi số lượng người chơi từ 2 trở lên, cùng đứng hoặc cùng ngồi. Tuy nhiên, trong trường hợp đông quá phải chia thành các nhóm cho dễ quan sát cũng như phân định thắng thua.

Người chơi mặt sẽ hướng vào nhau, tay phải nắm, đung đưa theo nhịp câu hát: "Oẳn tù tì/ Ra cái gì?/ Ra cái này!". Câu hát vừa dứt, người chơi sẽ nhanh chóng xòe tay theo các hình kéo, búa, bao. Nếu người chơi nào ra chậm nhịp hô, thì phải tiến hành chơi lại. Người chơi phải làm dứt khoát đúng hình dạng được quy định. Nếu không phải tiến hành chơi lại, hoặc có thể bị xử thua.

Chia sẻ