Liệu MERS có trở thành đại dịch trên toàn cầu?

Anh Nguyễn ,
Chia sẻ

Tin tức về sự lây lan dịch bệnh MERS trên toàn thế giới và đặc biệt tại Hàn Quốc đang khiến nhiều chuyên gia y tế lo ngại: phải chăng thế giới sắp đối mặt với một đại dịch mới trên toàn cầu tương tự Ebola hay SARS?

Thế giới đang có nguy cơ đối diện với đại dịch MERS trên toàn cầu?

Năm 2009, Dịch cúm H1N1 (cúm lợn) xuất hiện và gây chất động toàn thế giới. Nó lan nhanh qua 214 quốc gia và giết chết 18.000 người. Cho đến tháng 08/2010, H1N1 được xem là đại dịch toàn cầu. Thế nhưng mối đe dọa của dịch bệnh chết người không dừng lại ở đó, nếu không muốn nói mọi thứ chỉ mới bắt đầu.

Năm 2003, dịch SARS lần đầu xuất hiện ở châu Á và chưa đầy một ngày sau đó, người dân Cannada cũng đã nhiễm bệnh.

đại dịch MERS trên toàn cầu_1

Năm 2014, Ebola đã được biết đến trên toàn thế giới vì sự bùng phát ở Tây Phi, hơn 27.000 người đã nhiễm bệnh tính đến thời điểm hiện tại. Mặc dù Ebola đã lan sang hơn 9 quốc gia, nhưng nó vẫn được định nghĩa là cơn bùng phát mà không phải là dịch bệnh vì chưa lây lan trên toàn cầu.

Nhắc đến các dịch bệnh, chúng ta không thể quên đại dịch Ebola với hơn 27.000 người nhiễm bệnh trên 10 quốc gia, trong đó có 11.100 người thiệt mạng. Mặc dù số lượng người nhiễm Ebola tăng cao đến đáng sợ nhưng đó vẫn chưa phải là một đại dịch vì nó đã không lan rộng ra toàn cầu. Peter Piot, người đồng phát hiện virus Ebola năm 1970 phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2015 tại Davos rằng: "Ebola sẽ chỉ chấm dứt khi bệnh nhân nhiễm dịch cuối cùng qua đời hoặc bị cách li hoàn toàn và đảm bảo không thể lây nhiễm cho người khác".

Năm 2012, một loại virus mới đã xuất hiện ở Trung Đông và từng bước trở thành đại dịch toàn cầu. Đó chính là Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS-CoV) hiện nay đang lang truyền với tốc độ đáng sợ, từ năm 2012, MERS đã lan rộng từ khu Đông Á đến 25 quốc gia với sự bùng nổ hiện tại đang diễn ra ở Hàn Quốc.Tổ chức Y tế Thế giới thống kê rằng tính đến 03/06/2015, đã có 1.179 người đã bị nhiễm MERS-CoV trên 25 quốc gia, gây tử vong 442 người. Riêng ở Hàn Quốc, nơi được xem là “ổ dịch” của MERS-CoV hiện đã có 35 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3 trường hợp tử vong và tính đến ngày 02/06/2015, có 1.369 người đã bị cách ly.

“Các đại dịch trong tương lai là điều hoàn toàn có thể xảy ra”

Hàng trăm căn bệnh truyền nhiễm vẫn đang hoành hành khắp hành tinh từ nông thôn đến thành thị với nhiều cách thức lây nhiễm đa dạng. Đơn cử như việc lây lan qua côn trùng (dịch Chikungunya), lây lan qua nước (dịch tả) hoặc từ người sang người (Ebola). "Sinh vật truyền nhiễm có thể xuyên qua khắp người bạn, thực phẩm và cả các côn trùng ... Bạn khó mà có thể ngăn chặn chúng" David Heymann – Giám đốc Trung tâm An ninh Y tế toàn cầu tại Viện nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế nói.

Tính đến nay, dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 được xem là đại dịch toàn cầu lớn nhất với một phần ba dân số thế giới vào thời điểm đó nhiễm bệnh, 50 triệu người chết. Và gần đây hơn, phải nhắc đến hàng loạt các dịch nghiêm trọng khác như SARS hay H1N1. Tất cả đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với khả năng lây lan xa và nhanh.

đại dịch MERS trên toàn cầu_6

 Đại dịch kinh hoàng nhất kể đến nay là dịch cúm ở Tây Ban Nha, bùng phát vào năm 1918, một phần ba dân số lúc đó đã nhiễm bệnh và khoảng 50 triệu người tử vong. Hai người đàn ông đang mang khẩu trang và tuyên truyền khuyến khích sử dụng khẩu trang y tế ở Paris trong khi đại dịch diễn ra vào tháng 3 năm 1919

đại dịch MERS trên toàn cầu_5

 Virus H1N1. Biểu tượng cảm xúc pacman gây nên đại dịch khiến hơn 18.000 người nhiễm bệnh

"Sau mỗi một dịch cúm, tôi chắc rằng sẽ có một dịch cúm nữa" Wendy Barclay, chủ tịch viện nghiên cứu virus cúm học tại ĐH Imperial, London cho biết. Ông Barclay chuyên nghiên cứu nguồn gốc của các đại dịch và lý do tại sao dịch bệnh lại có thể lây lan từng động vật sang người. Barclay nói cho rằng rất khó để kiểm soát dịch cúm và khả năng bùng phát của chúng bởi virus có khả năng lây lan trước khi con người bộc lộ triệu chứng. "Vậy nên việc soi chiếu tại sân bay không mang lại nhiều hiệu quả. Song, việc làm đó thì hoàn toàn hữu dụng đối với dịch Ebola và SARS. Chúng tôi đã có thể kiểm soát được SARS vì bệnh nhân chỉ có thể lây lan virus sau sự bộc phát của một vài triệu chứng. Nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện, điều đó sẽ làm giảm đáng kể số người nhiễm bệnh khác".

Nhiều chuyên gia đều đồng ý rằng sự bùng phát các đại dịch trong tương lai là điều hoàn toàn có thể xảy ra, và MERS cũng không là ngoại lệ, nhưng quan trọng là chúng ta rút được bài học gì sau mỗi đại dịch.

Mọi người hãy trong tư thế sẵn sàng đối mặt với dịch bệnh MERS

Thách thức lớn nhất đối với các đội ngũ y tế cồng động trên toàn thế giới là họ phải luôn sẵn sàng để đối mặt với những điều không lường trước được. SARS, H1N1 và Ebola đều xuất hiện một cách rất bất ngờ. Sự hiểu biết về thông tin sinh học của virus, các phương thức truyền dẫn và sự lây lan có thể được sử dụng để dự đoán mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Từ đó đề ra chính sách phòng ngừa như hạn chế đi lại, đóng cửa trường học, .... nó cũng rất hữu ích trong việc phân phối vắc-xin cho người dân.

Tuy nhiên, sự lây lan của dịch bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như hành vi con người là một điển hình khiến việc dự đoán mức độ lây lan của dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như Ebola, văn hóa mai táng cùng như thói quen đối phó với dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự lây lan của chúng. Hay như chính sự thiếu tin tưởng giữa bệnh nhân ở Tây Phi và cơ quan y tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khâu chẩn đoán và điều trị.

đại dịch MERS trên toàn cầu_1

Một nông dân mang khẩu trang khi ông đang làm việc trong trang trại lạc đà của mình tại ngoại ô Riyadh, Ả Rập Xê Út để phòng tránh sự lây lan của dịch MERS.

"Thế giới thì vẫn chưa chuẩn bị thật tốt để đón đại dịch toàn cầu" đó là tuyên bố của Tổng giám đốc WHO Margaret Chan tại một phiên họp cùng với Peter Piot ở Davos. "Sau H1N1, không thể phủ nhận việc yếu kém trong công tác phòng ngừa và sẵn sàng đối phó với dịch bệnh của toàn thế giới. Trường hợp như đại dịch Ebola là chưa từng có, đã đến lúc cần một sự cải tiến mới hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn những điều tương tự diễn ra trong tương lai", bà cho biết. 

Các quốc gia nhiễm Ebola giờ đã sẵn sàng để đối phó với dịch bệnh, như Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), đất nước được xác định nhiễm dịch đầu tiên vào năm 1976. Còn với dịch bệnh MERS, khi dịch bệnh đang từng ngày ăn sâu vào tâm thức mọi người thì nếu chúng ta không hoàn toàn ngăn chặn được thì ít nhất cũng phải trong tư thế sẵn sàng đối mặt với nó.

Theo CNN

Chia sẻ