Loại muỗi mới gây bệnh nguy hiểm

,
Chia sẻ

Người bệnh bị mẩn ngứa, sốt cao, ngạt mũi, ra mồ hôi trộm, gây tê liệt thần kinh. Bệnh do loài muỗi mới di chuyển từ ngoại thành vào Hà Nội

 Muỗi Albopictus
(nguồn: biolib.cz)
Trước đây, loại muỗi này thường khu trú tại các ao tù, kênh, rãnh, hố nước bẩn ở các vùng nông thôn, huyện nội thành. Nhưng hiện nay, loại muỗi này đã “tấn công” cả địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận. Năm ngoái, Trung tâm Y tế dự phòng đã tìm thấy loại muỗi này tại hai quận Thanh Xuân, Đống Đa.

Năm nay, vào thời điểm giao mùa thu - đông, số bệnh nhân bị sốt vi rút do loại muỗi này gây ra tăng lên rất nhanh. Mỗi ngày ở các bệnh viện tiếp nhận ít nhất là gần chục bệnh nhân.

Loại muỗi có tên khoa học là Albopictus. Bệnh do muỗi Albopictus là người bệnh bị mẩn ngứa, sốt cao, ngạt mũi, ra mồ hôi trộm, gây tê liệt thần kinh. Nếu không đưa đến bệnh viện kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong. Muỗi Albopictus có gene gây sốt xuất huyết, tiết ra chất độc như muỗi Algypty (gây bệnh sốt rét).

Theo các chuyên gia dịch tễ,  dịch sốt xuất huyết  thường đến muộn ở miền Bắc. Vì vậy, việc dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát ở miền Bắc trong thời gian tới là điều rất dễ xảy ra.

Để phòng tránh cho con và gia đình,  khi ngủ nên mắc màn hoặc dùng các thiết bị chống muỗi (đèn, máy đuổi muỗi) hiện đã có bán trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra hiệu quả của thiết bị trước khi bỏ mắc màn.

Khi bé ở ngoài trời, vòng đeo đuổi muỗi, thuốc bôi tránh muỗi đốt cũng là cách tránh  cho bé bị muỗi đốt khá hiệu quả hơn việc xua bằng tay. Giá của các vật dụng này không quá cao và có thể sử dụng được nhiều lần. 

Tuy nhiên,  cách phòng tránh tốt nhất là một môi trường sạch, không có nước đọng quanh nhà, nơi lý tưởng cho các loại muỗi sinh sản. Đặc biệt, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường đốt vào ban ngày và chạng vạng tối, vì thế ngủ trưa cũng cần mắc màn.

N.A tổng hợp



Chia sẻ