Lớp trưởng gọi là Chủ tịch: Dân mạng phản ứng như thế nào?

Khánh Nguyễn (Tổng hợp),
Chia sẻ

Sau khi dự thảo điều lệ trường tiểu học được đưa ra, rất nhiều cư dân mạng đã có ý kiến xoay quanh vấn đề này. Đa phần đều cho rằng đây là một “nhiệm vụ bất khả thi”.

Thời gian vừa qua, Dự thảo điều lệ trường tiểu học được xây dựng theo định hướng của thông tư 30 (về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học) và mô hình trường học mới (VNEN) được Bộ GD-ĐT đưa ra đang gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ chính giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Theo nội dung trên trang web của Bộ GD-ĐT, Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam (dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) là một dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Theo mô hình của trường học mới, quản lý lớp học là “hội đồng tự quản học sinh”, các “ban”, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm.

Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.

Trên các trang mạng cũng có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này. Rất nhiều người cho rằng đây chính là “nhiệm vụ bất khả thi” bởi các cháu thiếu nhi quá bé, chưa đủ hiểu “Hội đồng tự quản” là gì. Thậm chí, có ý kiến phê phán rằng, bé như vậy mà đã lập Chủ tịch với Phó chủ tịch thì chính là tập tành tính háo danh cho trẻ từ nhỏ. 

dự thảo

dự thảo

dự thảo

dự thảo

Một số ý kiến của cư dân mạng.

Còn có bạn cho rằng, trong việc xây dựng mô hình lớp học, hãy làm đơn giản mà thật hiệu quả, không nên phức tạp hóa vấn đề lên.

Một bạn có tên NTH bàn luận: “Cái vụ này theo tôi là không khả thi... cái này là bắt chước kiểu các hội nhóm của Mỹ, nhưng họ chỉ làm ở khối trung học. Các em tiểu học hoàn toàn phải do thầy cô phụ trách các hoạt động, và hướng dẫn các em học tập, sinh hoạt theo kế hoạch do nhà trường... đề ra. Các em còn bé xíu mà làm gì gắn danh: Chủ tịch này nọ... khi chưa ý thức được mà gắn "mỹ danh" nhiều quá sẽ sinh kiêu ngạo, ảo tưởng. Còn không sẽ là mục tiêu cho bạo lực học đường, trong khi nhà trường hầu như bỏ lỏng chuyện an toàn cho học sinh trong trường, học sinh ganh tỵ điểm số, xích mích trong lớp, đánh nhau quay clip. Xong náo loạn mà nhà trường hầu như không hay biết. Một dự thảo mang đầy tính: háo danh, bệnh thành tích, sính ..."ghế".

Còn có quan điểm cho rằng, trong việc giáo dục, thứ mà các phụ huynh quan tâm hơn cả là đạo đức và chất lượng của học sinh cũng như giáo viên. Hình thức bên ngoài không quan trọng bằng cái cốt lõi bên trong. Lớp học mà cồng kềnh đủ thứ chức danh, mục đích không rõ ràng hỏi sao tiến bộ được?

Bạn Minh Tâm ý kiến: “Tại nhiều trường học, học sinh học tập trên lớp một ngày 8 tiết học, tổng cộng gần 8 tiếng chưa bao gồm hoạt động ngoại khóa và văn nghệ, phong trào. Khi về nhà các em phải làm bài tập về nhà, có khi phải đi học thêm. Tại sao học rất nhiều mà trình độ nhân sự Việt Nam vẫn quá thấp? Người lớn hãy tự hỏi có bao nhiêu kiến thức chúng ta học trên ghế nhà trường giúp cho chúng ta hạnh phúc trong cuộc sống và hiệu quả trong công việc? Những ý kiến cải cách giáo dục đang lấy ý tưởng chủ quan của cá nhân nào, hay chỉ ăn theo bắt trước từ những nên giáo dục các nước bạn mà không quan tâm tới sự khác biệt về văn hóa, trình độ xã hội của Việt Nam và thế giới. Có bao nhiêu cải cách giáo dục thật sự được nghiên cứu khải sát một cách hệ thống và khoa học?”

Một bạn khác chia sẻ: "Mỗi lớp học không quá 30 học sinh là điều không tưởng ở TPHCM. Hiện nay nhiều trường đã phải quay trở lại việc học 1 buổi / ngày với sĩ số trung bình 45-50 hs/lớp . Đối với học sinh tiểu học mà dùng từ chủ tịch nghe lớn lao quá và dễ khiến các em ảo tưởng về quyền lực . Chương trình học thì nặng, sĩ số thì đông, phòng học thì thiếu mà cứ học theo mô hình nước ngoài thì chỉ là hình thức, không thực chất, không khả thi dẫn đến báo cáo láo”.

Cũng có một số thành viên mạng cho rằng: "Nếu mỗi lớp là một “Hội đồng tự quản” thì cần phải bổ sung một số ban nữa: Ban Đối nội để giải quyết xích mích khi các bạn trai không thích chơi vơi các bạn gái; Ban Lễ tân để chúc mừng và tặng quà thầy cô nhân các ngày lễ; Ban Kỷ luật để giúp cô theo dõi và phạt các bạn đi học muộn và nói chuyện trong lớp; Ban thi đua để đề xuất và khen thưởng các bạn chăm đi học thêm; Ban tuyên truyền để thông tin công việc của Ban này cho các Ban còn lại...”.

“Còn thiếu một Ban không kém phần quan trọng là Ban Kiểm soát. Bộ GD-ĐT nói mô hình trường học mới (VNEN) mỗi lớp học có không quá 35 học sinh. Vậy Bộ GD-ĐT có từng kiểm tra đột xuất các lớp học ấy trên toàn quốc không? Theo tôi được biết nếu áp dụng mỗi lớp học có không quá 35 học sinh, phần lớn các Phòng GD-ĐT ít khi cho phép và họ bắt các lớp phải nhận từ 40 đến 45 học sinh. Nếu không tin xin mời Bộ GD-ĐT cứ kiểm tra quá khứ và hiện tại sẽ rõ thôi”, một thành viên khác bình luận.
Chia sẻ