Luôn trả lời “no problem” khi sếp hỏi công việc có ổn không, cô gái lĩnh ngay cái kết mà nhiều dân văn phòng "ấm ớ" cũng mắc phải

Old Fashioned,
Chia sẻ

Hy vọng loạt ý kiến với nhiều góc nhìn hay của dân mạng bên dưới câu chuyện sẽ giúp ích dân văn phòng nào chẳng may gặp phải tình cảnh tương tự.

Càng tài giỏi thì càng được trọng dụng - đây là một nguyên tắc bất thành văn mà hầu hết dân công sở đều thuộc nằm lòng. Do đó, khi muốn trở nên có giá trị trong mắt cấp trên, nhân viên nào cũng cố gắng chứng minh bản thân làm việc thật năng suất và mang lại hiệu quả cao. Thậm chí nếu không giỏi cũng sẽ tỏ ra mình giỏi, được sếp quý mến trọng dụng, thử hỏi ai mà không thích cơ chứ?

Tuy nhiên, chuyện này vẫn có mặt trái đối với nhiều dân công sở, một mặt trái phổ biến mà tin chắc rằng, ai đã trải qua như cô nàng trong câu chuyện dưới đây sẽ vô cùng thấm thía. Cô đăng đàn than thở trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH như sau:

Luôn trả lời “no problem” khi sếp hỏi công việc có ổn không, cô gái lĩnh ngay cái kết nhiều dân văn phòng gặp phải - Ảnh 1.

“Lúc nào sếp cũng hỏi em công việc có ok không, mà tính em cứ ai tốt với mình em đều trả lời "no problem" hết. Thế là giờ đây em nghiễm nhiên trở thành 1 người làm 2 việc trong khi benefit chẳng mấy hài lòng.

Công ty em dạo này đang thiếu nhân sự trầm trọng bộ phận nào không có người là sếp em lại kêu em đi hỗ trợ. Nhiều lúc em nghĩ "biết nhiều là tốt, đi chỗ khác không sợ bị coi là ngơ", nhưng em đang thấy do em lúc nào cũng kêu ổn nên mới bị như vậy. Nhiều thằng lười ngồi chơi không, trong khi mình phải làm bục mặt, nghĩ mà ức chế.

Sếp em là người nâng đỡ và dìu dắt em rất nhiều, bây giờ mà nghỉ trong lúc sếp gặp khó khăn có quá đáng lắm không các anh chị? Em thấy ngày nghỉ vẫn phải vác laptop về nhà làm là không hề vui rồi”.

Luôn trả lời “no problem” khi sếp hỏi công việc có ổn không, cô gái lĩnh ngay cái kết nhiều dân văn phòng gặp phải - Ảnh 2.

Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Bên dưới phần bình luận, loạt ý kiến đáng suy ngẫm với nhiều góc nhìn cũng đã nhanh chóng được viết ra như sau:

“Bạn hiện tại mang tâm trạng của mình 1 năm trước. Công ty thấy 1 mình mình kham nổi từng ấy công việc thì cứ để thế cho làm thôi, mọi chuyện kéo dài được 1 năm và còn 16 ngày nữa là mình nghỉ việc. Cũng biết sau đấy sếp vất vả nhiều việc thiếu nhân sự, người mới chưa quen việc nhưng thôi nghĩ cho mình trước đã. Chúc bạn có quyết định sáng suốt”.

“Không biết em bao nhiêu tuổi. Ta không nói thiệt hơn ở đây, nhưng làm nhiều sẽ nhiều kinh nghiệm, cũng tốt. Xem lại coi mục tiêu nghề nghiệp em là gì, những công việc hiện tại nó có giúp đạt được nó không? Ngày trước một mình anh cân hết cả phòng nên giờ động đến đâu cũng làm được”.

“Đầu tiên bạn cần các định tầm quan trọng của công việc và thời gian dành cho riêng mình. Nếu không muốn đi làm thêm thì đơn giản là nên học cách từ chối khi sếp, còn nếu muốn quyền lợi xứng đáng, bạn hãy đối thoại để xin nâng lương. Còn sức cùng lực kiệt mà không thể giải quyết, mình tin ra đi là điều đúng đắn”.

Luôn trả lời “no problem” khi sếp hỏi công việc có ổn không, cô gái lĩnh ngay cái kết nhiều dân văn phòng gặp phải - Ảnh 3.

Thế đấy dân công sở ạ, đôi khi trong một môi trường làm việc, lằn ranh giữa sự trọng dụng và bóc lột sức lao động chỉ cách nhau có một gang tay. Nếu chẳng may là một phần trong môi trường đấy, chúng ta phải xác định rõ ràng, tránh để bản thân rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Ấy thế, việc xác định lằn ranh này không đơn giản chỉ bằng hành vi quan sát mà còn bằng tiếng nói của chính chúng ta.

Luôn trả lời “no problem” khi sếp hỏi công việc có ổn không, cô gái lĩnh ngay cái kết nhiều dân văn phòng gặp phải - Ảnh 4.

Ví dụ như cô nàng trong câu chuyện trên, khi cảm thấy việc quá nhiều thì hãy biết cách khéo léo đối thoại với sếp, đừng sợ, cũng đừng cả nể mà luôn luôn trả lời “no problem” như một cái máy - Hoặc xin ý kiến sếp về việc tăng lương để phù hợp với khối lượng công việc bạn phải làm.

Dựa vào câu trả lời của sếp, tin chắc rằng cô ấy sẽ biết được mình thực sự đang được trọng dụng hay bị bóc lột, từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho tình cảnh của mình. 

Còn nếu bạn là dân công sở đang muốn thử thách để phát triển bản thân thì phải luôn tâm niệm, muốn bứt phá phải nỗ lực làm những việc bên trên tài sức của mình vài nấc!

Luôn trả lời “no problem” khi sếp hỏi công việc có ổn không, cô gái lĩnh ngay cái kết mà nhiều dân văn phòng "ấm ớ" cũng mắc phải - Ảnh 5.

 

Chia sẻ