Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác

N. Thúy,
Chia sẻ

Một số bệnh trạng dưới đây có thể gây ra tâm trạng lo lắng không cần thiết. Là người quan tâm đến sức khỏe, bạn cần biết để đối phó dễ dàng hơn.

Ai cũng đã từng bị căng thẳng nhưng có những người lại căng thẳng triền miên, thậm chí là luôn cảm thấy lo lắng nghiêm trọng với mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu bạn đã từng phải chịu đựng cảm giác đó, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi : "Điều gì khiến mình lo lắng đến vậy?".

Đó là một câu hỏi phức tạp. Về cơ bản, thường xuyên lo lắng là do sự mất cân bằng hóa học và hormone trong não. Theo như trung tâm y tế Mayo Clinic, những nguyên nhân gây ra lo lắng thường không được biết rõ ràng và đầy đủ.

Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác - Ảnh 1.

Theo Viện Y tế Tâm thần Quốc gia Mỹ, thỉnh thoảng lo lắng là một điều hoàn toàn bình thường trong cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi phải đối mặt với một vấn đề trong công việc, trước khi thử nghiệm, hoặc đưa ra một quyết định quan trọng. Nhưng rối loạn lo âu lại là tình trạng liên quan nhiều đến sự lo lắng hoặc sợ hãi tạm thời. Đối với một người có chứng rối loạn lo âu, lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Các rối loạn lo âu thường liên quan đến các biến cố chấn thương hoặc cũng có khi không liên quan đến vấn đề y tế cơ bản. Nhưng theo như Mayo Clinic giải thích, "trong một số trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng lo lắng là biểu hiện đầu tiên về bệnh tật". Nếu trong gia đình bạn không có tiền sử liên quan đến chứng lo lắng, căng thẳng thái quá mà bạn lại thường hay gặp phải thì nên đi khám để chắc chắn mình có đang bị bệnh nghiêm trọng nào không.

Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác - Ảnh 2.

Một số bệnh trạng dưới đây có thể gây ra tâm trạng lo lắng không cần thiết. Là người quan tâm đến sức khỏe, bạn cần biết để đối phó dễ dàng hơn.

1. Bệnh tim

Bệnh tim và lo lắng có nhiều triệu chứng giống nhau, bao gồm đau ngực và thắt lưng, thở dốc, buồn nôn, mệt mỏi và đau...

Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác - Ảnh 3.

Nếu bạn được chẩn đoán bị bệnh tim hoặc đau tim, cuộc sống của bạn cũng có thể thay đổi. Bạn có thể thường xuyên có những suy nghĩ luẩn quẩn về sự việc nào đó, cảm thấy vô vọng về tương lai, hoặc do dự về cuộc sống hiện tại...

Điều này có thể dẫn đến một chu kỳ luẩn quẩn là: Bệnh tim gây ra nhiều lo lắng, lo lắng càng nhiều càng làm tăng áp lực lên tim. Tim bị căng thẳng sẽ càng khiến cho tâm trạng lo lắng của bạn tồi tệ hơn. Các chuyên gia tại đại học Y Johns Hopkins giải thích: "Khi ai đó đang lo lắng, cơ thể của họ sẽ phản ứng theo những cách có thể gây thêm căng thẳng trong lòng họ". Vì vậy, đừng bỏ qua cảm giác này mà hãy đi khám, ít ra là vì bạn lo lắng cho tim của mình.

2. Thiếu máu

Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác - Ảnh 4.

Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ giải thích, thiếu máu là tình trạng xảy ra khi "máu không mang đủ oxy đến phần còn lại của cơ thể". Tình trạng thiếu máu và lo lắng có thể có nhiều triệu chứng tương tự, bao gồm mệt mỏi, khó chịu, khó thở và nhức đầu.

Vì vậy, nếu có những triệu chứng này, kèm theo lo lắng mà không hiểu nguyên nhân khiến mình lo lắng đến vậy thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

3. Suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp (hypothyroidism) xảy ra khi tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone thyroxine.

Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác - Ảnh 5.

Trung tâm y tế Mayo Clinic giải thích, "Chứng suy giảm hoạt động tuyến giáp có thể làm tăng chuyển hóa cơ thể một cách đáng kể, gây ra sự mất cân bằng đột ngột, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, đổ mồ hôi và căng thẳng hoặc dễ bị kích thích."

Các vấn đề về tuyến giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần. Tuyến giáp không hoạt động đúng mực có thể gây ra mệt mỏi và trầm cảm, trong khi tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây mất ngủ và lo lắng.

4. Đau mãn tính

Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác - Ảnh 6.

Những cơn đau mãn tính có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc cả năm mà không có nguyên nhân rõ ràng. Điều đáng nói là nó lại hoàn toàn có thể làm gián đoạn cuộc sống của bạn. Thật không may, chứng đau kinh niên và rối loạn lo âu thường đi kèm với nhau.

Hiệp hội Anxiety và Depression (Lo âu và Trầm cảm) của Mỹ giải thích: Đau có thể là một triệu chứng thông thường (đôi khi là tốt cho cơ thể). Những cơn đau có thể gây ra rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn lo âu tổng quát (GAD). Ngoài đau nhức hàng ngày, một số người cũng sẽ phải chịu một chứng bệnh đau mãn tính được chẩn đoán như viêm khớp hoặc đau cơ xơ. Và những bệnh này hoàn toàn có thể làm cho những cảm giác lo âu trở nên tồi tệ hơn, nhất là với những người bị rối loạn lo âu.

5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là sự rối loạn ảnh hưởng đến ruột già. Nó có thể gây ra chuột rút, đầy bụng, tiêu chảy và táo bón, khí đốt, và đau bụng.

Mắc 1 trong 5 bệnh sau đây cũng có thể khiến bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu nhiều hơn người khác - Ảnh 7.

Theo Hiệp hội Anxiety và Depression của Mỹ, những người bị IBS thường có cảm giác lo âu và trầm cảm hơn những người khác. Họ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mình gặp phải. Đó là bởi vì ruột già bị kiểm soát bởi hệ thống thần kinh, nó phản ứng lại với stress. IBS cũng có thể làm cho bạn cảm thấy lo lắng và chán nản hơn trong cuộc sống.

Nếu bạn đang gặp bất kì triệu chứng nào của các tình trạng bệnh lý nêu trên, hoặc các triệu chứng phù hợp với rối loạn lo âu, hãy nói chuyện với bác sĩ về chúng để được chỉ định khám và điều trị thích hợp.

Theo Littlethings

Chia sẻ