Mắc chứng bệnh “nửa triệu có một”, cô bé 7 tuổi phải làm điều này để bỏ đi 3 người anh em còn “mắc kẹt” trong cơ thể mình

Minh Võ,
Chia sẻ

Dù đã xuất hiện một vài ca trên thế giới nhưng khi loại bỏ khối u cho cô bé, cả hội đồng bác sĩ vẫn kinh ngạc và đặt vấn đề tại sao điều này lại xảy ra được.

Mới đây, một bé gái 7 tuổi người Kazhakhstan đã được chẩn đoán là tìm thấy các phần cơ thể của anh chị em sinh ba, hiện đang còn "ký sinh" phía sau lưng của cô bé. Nhìn kỹ hơn, các bác sĩ phát hiện ở lưng vẫn còn "những đường viền mờ" của đầu, tay và chân con người, nó nằm ở đó như một khối u quái dị vậy.

Theo như cha mẹ kể lại, cô bé được sinh mổ vào tuần thứ 34 sau khi họ sinh một cặp song sinh trước đó không lâu, trong gia đình có 8 anh chị em. Ngay lúc đó, các bác sĩ phát hiện ra một khiếm khuyết bất thường là phôi của một bộ sinh ba vẫn đang nằm trong cơ thể cô bé. Tuy nhiên lúc đó, họ thấy cô bé vẫn khỏe mạnh nên nghĩ nó lành tính và không gây hại gì.

Mắc chứng bệnh “nửa triệu có một”, cô bé 7 tuổi phải làm điều này để bỏ đi những người anh em còn “mắc kẹt” trong cơ thể mình - Ảnh 1.

Phía sau lưng của cô bé vẫn còn hằn rõ các phần cơ thể của "anh chị em sinh ba".

Thế nhưng, 7 năm kể từ hôm đó, cha mẹ cô bé lại mang cô đến bệnh viện ở thành phố Almaty, ngay sau khi các phần còn lại của bộ ba đó to lên bằng nắm tay người. Khối u đó có thể thấy rõ là sưng ở phần lưng dưới và mông trên của cô bé.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành chụp X-quang nhưng vẫn không thể xác định giới tính của bộ ba chưa sinh ấy, dù trước đó đã phỏng đoán là con gái. Qua nhiều xét nghiệm, cô bé được xác nhận là không mắc ung thư hay các bệnh nghiêm trọng khác. Thế nhưng, sự phát triển của các khối u – những phần cơ thể còn lại của bộ ba đó, đã làm ảnh hưởng đến cột sống và sự phát triển của cô bé.

"Thông thường, các thai nhi này như một ký sinh trùng và thường chết đi sau khi người mẹ sinh. Nhưng ở cô bé, chúng vẫn tiếp tục phát triển như một người bình thường tuy rằng không có sự sống lẫn ý thức. Nếu các khối u này tồn tại quá lâu sẽ tạo tiền đề cho các bệnh nguy hiểm khác. Thật sự chúng tôi vẫn rất thắc mắc không hiểu sao nó lại xảy ra với cô bé" – Alibek Zharaov, phó khoa Nhi của Bệnh viện Nhi đồng số 2 Almaty cho biết.

Mắc chứng bệnh “nửa triệu có một”, cô bé 7 tuổi phải làm điều này để bỏ đi những người anh em còn “mắc kẹt” trong cơ thể mình - Ảnh 2.

Hội đồng bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cho cô bé.

Khi các bác sĩ hỏi tại sao không đưa cô bé đến sớm hơn, cha mẹ cô không nghĩ nó nguy hiểm đến vậy. Bên cạnh đó, các anh em của cô bé không ai mắc phải chứng này nên họ dường như mù tịt. Trước tình trạng khẩn cấp này, hội đồng bác sĩ liền tiến hành hội chẩn và lập tức cho cô bé phẫu thuật để loại bỏ ngay khối u.

Sau cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ Zharaov cùng 3 người đồng nghiệp khác là bác sĩ Marat Rabandiyarov, Azamat Zhailganov và Marat Kaptagaev, cô bé đã trở lại như người thường và dần hồi phục. Họ đã loại đi các bộ phận cơ thể dư thừa của cặp sinh ba đó thành công, tuy có hơi muộn. Bởi chúng không có não và cũng không thể tự mình sống sót nếu không được phẫu thuật ngay sau khi sinh.

Tình trạng "nửa triệu có một" này là gì? Có hiếm gặp không?

Xảy ra với tỷ lệ 1/500.000, thai trong thai là một trong những hiện tượng hiếm gặp bậc nhất thế giới. Về cơ bản, thai trong thai là những cặp song sinh đồng trứng nhưng do phân chia quá muộn của một trong 2 phôi khiến nó bị phần kia bao bọc toàn bộ. Nhưng hầu hết các trường hợp thai trong thai đều bị chết khi còn trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Khi chưa được loại bỏ, những bào thai này lấy dinh dưỡng trực tiếp từ bên trong cơ thể người người anh em song sinh. Tuy nhiên, đa phần những bào thai này đều phát triển khiếm khuyết và khó có khả năng phát triển hoàn thiện. Dù vậy, sự phát triển liên tục của bào thai sẽ gây ra hiện tượng chèn ép mạnh các cơ quan nội tạng, đe dọa tính mạng người anh em song sinh.

Mắc chứng bệnh “nửa triệu có một”, cô bé 7 tuổi phải làm điều này để bỏ đi những người anh em còn “mắc kẹt” trong cơ thể mình - Ảnh 3.

BS Alibek Zharaov, người đã tiến hành phẫu thuật cho cô bé 7 tuổi vẫn còn ngỡ ngàng trước tình trạng hiếm gặp này.

Ở câu chuyện của cô bé 7 tuổi kia, phôi của cô bé đã bao bọc toàn bộ 3 phôi của bộ sinh ba ấy. Đây là một trường hợp cực kỳ hiếm, bởi đa phần trong giới y khoa chỉ mới ghi nhận ở các cặp sinh đôi chứ đừng nói tới sinh ba. Chưa kể đến việc cô bé còn được sinh ra và "bộ ba" đó vẫn tiếp tục sống sót và phát triển như vậy.

Theo các bác sĩ cho biết, vào năm 2003 cũng tại Kazakhstan cũng có một trường hợp tương tự ở một cậu bé. Anh em sinh đôi của cậu bé vẫn nằm trong cơ thể cậu và dần phát triển to lên. Khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện trong bụng có một khối lớn hình bầu dục, được bao phủ trong các tĩnh mạch. Kinh ngạc hơn, họ vẫn thấy rõ chân, tay, móng tay và bộ phận sinh dục nam của cậu bé song sinh không thể chào đời đó.

Theo Dailymail

Chia sẻ