Mẹ chồng trở mặt ngay trong ngày cưới

,
Chia sẻ

Ngày cưới con trai bà, thay vì tiếp khách, mẹ chồng tôi lại huyên thuyên việc nói xấu con dâu. Hễ cứ ai khen cô dâu xinh là bà đốp ngay câu: "Trông thế thôi, không ra gì đâu".

Ngày cưới chị Huyền, bạn bè về rất đông, ai cũng muốn chúc phúc cho chị vì để lấy được tấm chồng, chị quả thật rất gian nan.

Khoảng cách vùng miền, sự chênh lệch về nếp sống và địa vị của hai bên gia đình, khiến tình yêu của chị có lúc bị đứt quãng. Gia đình chồng ngăn cấm một cách quyết liệt. Thôi thì mọi biện pháp và lời lẽ nặng nề đều được các cụ “dùng”. Nhưng bằng tình yêu thương và sự quyết tâm của anh Đức – chồng chị, cuối cùng hai bên gia đình cũng ưng thuận.

Những ngày chuẩn bị cho đám cưới, chị vui mừng khôn xiết khi được mẹ chồng và cả hai bên họ hàng lo lắng và yêu thương. Những tưởng mọi thứ đã qua, chị yên tâm khi yêu thương của mình được mẹ chồng thấu hiểu.

Nào ngờ đâu, đúng ngày vui nhất của cuộc đời, bà mẹ chị lại “trở mặt”.
 
Khi bạn bè và quan khách hai bên gia đình đều đông đủ, người dẫn chương trình thay vì nói những câu hài hước cho đám cưới thêm phần vui vẻ, thay vì nói về quãng thời gian yêu thương chăm sóc của đôi bạn trẻ, lại nói một bài dằng dặc về … tiểu sử và sự thành đạt của chú rể.

Còn cô dâu, chỉ được vài câu ngắn ngủi…

Bạn bè ngạc nhiên, nhà gái “phật ý”, mới lánh ra bên ngoài, ngờ đâu, họ được chứng kiến những điều không nên thấy.

Khi đứng ở phía bên ngoài, họ đã thấy bà mẹ chồng Huyền ở đó, nhưng thay vì tiếp khách, bà ta lại huyên thuyên việc nói xấu con dâu. Hễ cứ ai khen cô dâu xinh là bà ta đốp ngay câu: "Trông thế thôi, không ra gì đâu".

Rồi thì một tràng giang đại hải những chuyện xảy ra trong quãng thời gian bà ta phản đối ra sao cũng được nói lại, hết người này đến người kia. Vô tình nhà gái nghe được, và họ cảm thấy, đám cưới này chả khác một trò hề.
 



“Chỉnh” con dâu cả việc “ngủ, nghỉ”

Bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, nghĩa là bước vào một cuộc sống khác và cần phải thay đổi nhiều thứ để dung hòa, nhất là khi có con, nhưng bị mẹ chồng “chỉnh” cả việc “ăn ng” như chị Luyến thì thật là…

Vợ chồng chị mới sinh cháu đầu lòng được vài tháng. Cảnh đi thuê nhà chật chội không thể mang đến cho anh chị một không gian riêng. Vì thế, hai vợ chồng và em bé đành chung nhau trên chiếc giường hẹp.

Chồng chị lại thường xuyên đi làm ca đêm, hoặc không thì về rất muộn, khi hai mẹ con chị và bà nội đều đã yên giấc. Vì thế, việc anh ngủ thế nào, nằm ở đâu trên chiếc giường hẹp chị nào có thể “kiểm soát” được.

Đó là chưa kể việc em bé thì cần có một không gian rộng hơn. Vì thế phân nửa chiếc giường đã dành cho nó cả, hai vợ chồng “rúm ró” vào nhau nửa giường còn lại. Thôi thì chịu khó, vì con cả. Mai kia có nhà riêng, tha hồ rộng rãi.

Nhưng mẹ chồng chị thì nào có hiểu. Mọi “tư thế” ăn ngủ của hai vợ chồng đều lọt vào mắt bà.

Vậy nên mới có chuyện cứ sáng ngày ra là bà gọi chị vào bếp nói điều phải quấy:

- Đàn bà con gái mà vô ý, chồng đi làm cả đêm về mệt, đến cái chỗ ngủ cũng không tử tế. Làm vợ phả biết thiệt hơn, ai lại cứ “chềnh ềnh” ra thế, để nó rúm ró vào một góc.

Mới đầu chị cũng giải thích này kia, cũng phân bua phải trái, chồng chị cũng nói vào, nhưng bà mẹ chồng đều gạt phắt đi, thậm chí còn tăng “dung lượng” và “liều lượng” ngày một nhiều hơn, khiến chị ức chế không biết làm sao.

Đến mức này, thì đúng thật, đâu còn cái gọi là tôn trọng văn hóa “phòng the” nữa.

Có làm gì cũng “vụng thối vụng nát’”!

Mẹ chồng chị Mến lại tìm cách “nâng” con trai theo một cách khác. Trước kia bà cũng rất “biết điều’, nhưng từ khi chị sinh con gái, bà đâm ra “trái tính trái nết” hẳn. Hễ chị Mến cứ làm gì là bà chê lấy chê để. Đơn cử như việc chị ăn vận thế nào thôi, bà cũng đã có cả một bài thuyết giảng. Bà “mắng” chị ăn mặc cẩu thả, không gọn gàng, người cứ như lôi thôi, lếch thếch, chả bù cho con trai bà, lúc nào cũng phong độ, chu toàn ngay cả trong nếp ăn mặc.
 
Vốn nghĩ sự chênh lệch và khoảng cách giữa hai thế hệ khác nhau nên chị Mến không nói gì, nhưng gày nào bà cũng nói thế, từ việc mặc đến cả việc… “chiều” chồng. Bà kêu: Không biết nó làm gì mà để “thằng bé” ngày càng gầy rộc ra, còn nó thì cứ đẫy đà. Đàn bà mà cứ “phây phây” như thế chỉ khổ chồng, khổ con thôi. “Vụng thối vụng nát” ra, không biết phúc đức ở đâu?

Những lời lẽ “ngoa ngôn” của mẹ khiến một người vốn không hay nghĩ như chị cũng phải “suy tính”. Vậy là thay vì thoải mái bên chồng, bên con, lúc nào chị cũng phải để ý, thậm chí là “nhịn ăn” để mẹ chồng đỡ nhiếc móc.

Chỉ khổ cho đứa bé, đang bú sữa mà mẹ nó thì ngày một gầy đi, lượng sữa theo đó cũng không nhiều như trước nữa.

Ai cũng thương con, thương cháu, ai cũng có cái lý riêng khi dạy “con”, nhất là những cô con dâu. Nhưng “dạy” con và thể hiện uy “làm mẹ” bằng cách “thay đổi” như những bà mẹ chồng trên thật không nên chút nào.
 
Theo Eva
Chia sẻ