Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam

Chí Toàn - Nhã Đan, ảnh: Chí Toàn,
Chia sẻ

Một ngày của bác sĩ Achouri cần nhiều hơn 24 giờ, anh muốn thời gian trong ngày dài hơn để anh có thể cười nhiều hơn với bệnh nhân hay trò chuyện, thăm hỏi bệnh nhân kỹ lưỡng hơn.

Sinh năm 1977 tại Pháp, bác sĩ Achouri đã có kinh nghiệm hơn 10 năm làm bác sĩ Sản khoa ở thành phố tráng lệ Paris. Anh yêu và lấy chị Vieu Marie Catherine- cũng là một bác sĩ. Sau khi lập gia đình và có hai đứa con nhỏ xinh, bụ bẫm, đáng yêu tên là Victoria và Adam, anh chị quyết định sang Việt Nam sinh sống và làm việc. 

Hiện anh chị cùng công tác tại bệnh viện, anh là bác sĩ khoa sản, chị là bác sĩ đa khoa. Khi được hỏi lý do rời Paris sang Việt Nam làm việc, anh bảo: “Tôi coi đây là một trải nghiệm mới ở một đất nước mới”. Và quả nhiên, trải nghiệm này khiến anh vô cùng thích thú. Anh bảo, quãng thời gian anh làm việc ở đây chưa thực sự quá dài, tuy nhiên đối với anh, mỗi ngày trôi qua, anh đều thấy ý nghĩa, trân trọng và hạnh phúc. Anh yêu mến đồng nghiệp, con người Việt Nam.

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 1

Ở Việt Nam, anh thấy nghề nghiệp của anh được hết thảy mọi người tôn trọng. Trải qua gần 1 năm sống và làm việc tại đây, vào các ngày cuối tuần và nghỉ lễ, anh Achouri thường đi du lịch khắp đất nước hình chữ S xinh đẹp này.

Anh chia sẻ rằng rất ấn tượng với nền văn hóa, con người của Việt Nam. Từ Nam chí Bắc, khung cảnh, con người và cả ẩm thực cũng thay đổi theo, mỗi nơi để lại trong anh 1 ấn tượng đặc biệt. Bác sĩ Achouri cũng bật mí thêm rất thích biển Việt Nam.

Trong con mắt của anh, con người Việt Nam tốt bụng, chăm chỉ, cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc, những mối quan hệ giữa con người ở Việt Nam rất thân thiện, gần gũi. Trong thời gian công tác, bác sĩ Achouri khá ngạc nhiên với những phong tục tập quán lạ của người Việt. Ví dụ, mới đây hình ảnh bà mẹ hiện đại đưa con tới khám, tay cầm dao, cầm tỏi, mặt bé được bôi son khiến anh không khỏi ngạc nhiên, rồi nhiều chị em còn kiêng tắm 1 tháng, bôi nghệ vàng cả người sau sinh.

Thậm chí, để yên tâm, nhiều bà bầu còn đưa bố mẹ, họ hàng, chồng đi tới bệnh viện cùng mình. Bác sĩ chia sẻ, phụ nữ Pháp khác hoàn toàn,  họ coi việc đi khám là việc họ tự làm và tự quyết định. Tuy nhiên, anh tôn trọng truyền thống và phong tục của đất nước Việt Nam.

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 2
Bác sĩ Achouri luôn tận tụy hết mình vì công việc

Sáng nào cũng vậy, vợ chồng anh Achouri cũng dậy lúc 5h30, sau khi vệ sinh cá nhân, anh chị cùng nhâm nhi một tách cà phê rồi chuẩn bị đưa các con đi học, rồi cùng tới bệnh viện. 7h30 là anh chị đã có mặt ở bệnh viện để chuẩn bị cho một ngày làm việc bận rộn.

Một ngày làm việc của bác sỹ Achouri được bắt đầu bằng một buổi giao ban hàng ngày lúc 8 giờ sáng với các đồng nghiệp trong bệnh viện. Trong buổi họp, ngoài việc đánh giá công việc của ngày hôm trước, bác sĩ còn phải triển khai các công việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân trong ngày. Khoa Sản là một trong những khoa luôn trong tình trạng có  lượng bệnh nhân đông, số lượng giường bệnh lớn nhất bệnh viện, khối lượng công việc nhiều, từ cấp cứu, khám bệnh, điều trị và chăm sóc bà mẹ, bà bầu. 

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 3
Một ngày làm việc của bác sỹ Achouri được bắt đầu bằng một buổi giao ban hàng ngày lúc 8 giờ sáng với các đồng nghiệp trong bệnh viện.


Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 4
Sinh năm 1977 tại Pháp, bác sĩ Achouri đã có kinh nghiệm hơn 10 năm làm bác sĩ Sản khoa ở thành phố tráng lệ Paris.

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 5
Bình thường, các ca mổ đẻ sẽ thường được bác sĩ thực hiện sau 9 giờ sáng mỗi ngày

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 6

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 7
Anh được các đồng nghiệp, bệnh nhân rất yêu quý

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 8
Bác sĩ tận tình kiểm tra sức khỏe của bà mẹ sau sinh

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 9

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 10

12h30:  Bữa cơm trưa vội vàng. Ăn cơm vội vàng là một thói quen của rất nhiều bác sĩ và anh Achouri không là ngoại lệ. Có nhiều lúc, bận rộn, phải tới 3 giờ chiều anh mới ăn trưa. Anh thường ăn cùng đồng nghiệp trong căn tin bệnh viện. Sau khi ăn trưa xong (2 giờ chiều), anh và các bác sĩ khác lại quay trở lại với guồng công việc.

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 11
 Trong thời gian chờ giữa hai ca khám bệnh anh bắt tay vào viết, kiểm tra email, ngồi cùng đồng nghiệp bàn công việc, chia sẻ kinh nghiệm… 

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 12

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 13

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 14
Gần như lúc nào bác sĩ Achouri  cũng bận rộn vì bệnh nhân đến rất đông

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 15
Có người khám phụ khoa, có người đặt vòng

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 16

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 17

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 18
Bác sĩ tiến hành cấy que tránh thai dưới da cho bệnh nhân

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 19

Một ngày làm việc của bác sĩ người Pháp tại Việt Nam 20
Hơn 10 năm miệt mài làm việc trong chiếc áo  blouse trắng, đã thành thói quen, lúc nào rảnh ngoài việc ngắm ảnh gia đình, ảnh các con, anh sẽ đọc sách, khi thì anh đọc sách chuyên môn, lúc thì đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn.

Một ngày của bác sĩ Achouri cần nhiều hơn 24 giờ, anh muốn thời gian trong ngày dài hơn để anh có thể cười nhiều hơn với bệnh nhân  hay trò chuyện, thăm hỏi bệnh nhân kỹ lưỡng hơn. 

Tận tụy với nghề, hết lòng vì người bệnh và anh là người luôn đi đầu trong mọi phong trào, mọi hoạt động của tập thể, là tấm gương sáng cho cán bộ, bác sĩ học tập noi theo. Đó chính là những lời nhận xét của các cán bộ, y bác sĩ đang công tác tại nơi anh đang làm việc đối với bác sỹ Achouri.

Bác sĩ Hồ Văn Thu (Trưởng khoa Sản, bệnh viện nơi anh Achouri làm việc) cho biết: "Achouri là một vị bác sĩ rất có tâm với nghề, anh đã nỗ lực cố gắng, phấn đấu hết mình, thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề, trau dồi y đức, nhiệt tình chăm sóc cho bệnh nhân của mình". 

Chị Thu Phương, một sản phụ, nhà ở Tây Hồ, Hà Nội, chia sẻ: "Tôi rất ấn tượng với vị bác sĩ người Pháp Achouri. Bác rất nhiệt tình, tận tâm tới bệnh nhân".
Chia sẻ