Muốn đầu tư, trước mắt bà nội trợ nên học hai cách quản lý sau đây

TP,
Chia sẻ

Các bà nội trợ rất nhạy bén với trào lưu kiếm tiền của thời cuộc và ưa chạy theo phong trào, có thể thấy các hình thức đầu tư "hot" nào cũng có sự tham gia của các bà nội trợ thế nhưng cũng chính vì đầu tư vội vàng mà rất nhiều chị em đã mất trắng.

Vì thế nên muốn trở thành nhà đầu tư, các bà nội trợ nên bỏ thời gian ra để tìm hiểu cẩn thận. Có hai loại kiến thức sau đây cần học.

Một là cách thiết lập kế hoạch tài chính cho gia đình

Muốn đầu tư, trước mắt bà nội trợ nên học hai cách quản lý sau đây - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Kế hoạch này gồm hai phần. Phần một là kế hoạch chi tiêu hàng tháng sao cho hợp lý , tiết kiệm. Chỉ có vậy thì bạn mới dư tiền để đầu tư. Nhìn vào bảng cân đối tài chính này, bạn sẽ thấy ra rất nhiều chi tiết quan trọng.

Bước 1: Hãy ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn để tìm hiểu về thói quen chi tiêu của mình trong vòng 1 tháng

Hãy ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online, v,v. Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… và các khoản chi cố định hàng tháng khác. Đến cuối tháng, bạn sẽ có trong tay 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. Hãy nhớ, giai đoạn này là để bạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng của bản thân, cho nên đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu khi bạn chưa có thông tin rõ ràng cho việc này.

Muốn đầu tư, trước mắt bà nội trợ nên học hai cách quản lý sau đây - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Bước 2: Sau 1 tháng, hãy phân loại các khoản chi của bạn theo các hạng mục một cách đơn giản nhất. 

Ví dụ như sau:

Thu nhập hàng tháng: 15.000.000 VNĐ 

 Chi tiêu hàng tháng: 

 Tiền thuê nhà: 3.500.000 VNĐ 

 Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 1.500.000 VNĐ 

 Nhu yếu phẩm: 2.000.000 VNĐ 

 Tiền ăn tối ở ngoài: 2.000.000 VNĐ 

 Mua sắm khác: 3.500.000 VNĐ 

 Tiền tiết kiệm: 2.500.000 VNĐ

Bước 3: Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu

Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Hãy phân bổ thu nhập của bạn vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm, chú ý đối chiếu với thói quen chi tiêu xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Ở bước này, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu hoặc ứng dụng exel để làm "trợ thủ" đắc lực cho bạn.

Muốn đầu tư, trước mắt bà nội trợ nên học hai cách quản lý sau đây - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Thông thường, mọi người sẽ dành khoảng 2/3 thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất bao gồm thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Phần còn lại sẽ dành cho trả lãi ngân hàng (nếu có), để dành tiết kiệm, cuối cùng là các hoạt động giải trí và mua sắm. 

Nhiều nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp khuyên bạn nên dành từ 10 đến 15% tổng số tiền kiếm được mỗi tháng vào việc tiết kiệm. Khoản tiền này có thể để đầu tư hoặc dự trù khi bạn gặp khó khăn...

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, bạn cần phải theo dõi và đối chiếu hai cột “dự tính” và “thực tế” sau mỗi tháng. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về cách bạn tiêu xài trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

Phần hai của kế hoạch này chính là kế hoạch đầu tư

Chính là kế hoạch khiến cho khoản tiền có dư từ kế hoạch chi tiêu hàng tháng của gia đình bạn sinh lời.  Kế hoạch này sẽ bao gồm cách thức bỏ trứng vào nhiều giỏ. 

Có thể đầu tư vào tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ, chứng chỉ quỹ mở, chứng khoán, trái phiếu, nhà cửa, hàng hóa. Nhưng điều kiện tiên quyết là bạn đầu tư gì thì phải hiểu về nó kỹ càng và chấp nhận cả mặt trái và mặt phải của loại hình đầu tư đó.

Muốn đầu tư, trước mắt bà nội trợ nên học hai cách quản lý sau đây - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Từ thiết lập kế hoạch trên giấy cho tới thực hành để thực thi kế hoạch đó một cách hiệu quả… là cả một vấn đề. Song chỉ khi nào các bạn thực sự muốn trở thành bà nội trợ kiêm nhà đầu tư thông minh thì bạn mới thành công. 

Nếu không thì bạn cũng như nhiều người cả đời chỉ sống trong một việc, đó là đấu tranh với vấn đề tiền bạc, như một quả lắc lăn qua lăn lại giữa thiếu hụt, nợ nần và thua lỗ.

Chuyên gia tài chính cá nhân Kimberly Palmer đã nói trong cuốn sách mới của mình là Smart Mom, Rich Mom, là bà đã phải phá bỏ quan niệm sai lầm lỗi thời cho rằng phụ nữ không thể trở thành nhà đầu tư thông thái trong khi chăm sóc gia đình chu đáo. Đồng thời, Kimberly Palmer đã nêu lên 3 lời khuyên tuyệt đối hữu ích và thực tế cho các bà mẹ trẻ hiện đại và độc lập.

1. Hiểu được khả năng của mình

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, 4 trong số 10 hộ gia đình tại Mỹ có trẻ em có người trụ cột chính hoặc duy nhất về tài chính là các bà mẹ.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Boston Consulting Group, hầu hết phụ nữ Mỹ lại không hài lòng với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và nhiều người cảm thấy như thể họ bị các cố vấn nam “khinh thường”.

Hiện tại, một người phụ nữ có thể trở thành trụ cột tài chính trên mọi mặt. Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ khá giỏi về chuyện đó.

Vì vậy, bạn cần tự tin và mạnh mẽ để trở thành nhà đầu tư am hiểu về tài chính dù cho bạn đang là một bà mẹ hay một bà nội trợ tại nhà.

Muốn đầu tư, trước mắt bà nội trợ nên học hai cách quản lý sau đây - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

2. Độc lập tài chính

Là phụ nữ, bạn nên học cách quản lí tài chính của mình càng sớm càng tốt bởi bạn không bao giờ biết được hết những rủi ro có thể xảy tới.

Do vậy, trong khi các cặp vợ chồng nên chia đều công việc gia đình để giúp cuộc sống dễ dàng hơn thì bạn cũng không nên hoàn toàn ỷ lại một nhiệm vụ nào đó cho người bạn đời, đặc biệt là khi quản lí tiền bạc.

Là một người phụ nữ hiện đại và độc lập, quản lí tài chính không bao giờ là khó khăn ngay cả với một bà mẹ có con nhỏ.

3. Nâng cao kiến thức của bản thân

Muốn đầu tư chính xác chị em không nên làm việc theo cảm hứng. Việc bạn cần làm đó là đăng ký tham gia các khóa học trực tuyến dạy cách đầu tư. Sau đó bạn mới có các kiến thức cơ bản để bước vào lĩnh vực đầu tư mà mình mong muốn.

Muốn đầu tư, trước mắt bà nội trợ nên học hai cách quản lý sau đây - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.


Chia sẻ