Những người lái ba gác, xích lô chở tôn, sắt thép: "Biết là nguy hiểm nhưng đành nhắm mắt làm!"

Lê Bảo-Như Quỳnh,
Chia sẻ

Sau hai vụ tai nạn tôn chở trên đường gây chết người, trên đường phố những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn vẫn xuất hiện nhiều "cái bẫy chết người di động" như thế này.

Ngày 23/9, cháu bé tên là T.M.H (sinh năm 2007) học sinh lớp 4 ở quận Hoàng Mai, đi xe đạp tông vào một chiếc xích lô chở mái tôn trên phố Tân Mai (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến bé bị tôn cắt vào cổ và tử vong. Chỉ hai ngày sau, ngày 25/9 cũng ngay trên địa bàn Hà Nội lại xảy ra một vụ tai nạn tương tự tại cầu Mai Lĩnh (Hà Đông - Hà Nội) khiến Bùi Thị Sâm (còn gọi là Xuân, sinh năm 1952, quê Hòa Bình) tử vong. Chỉ trong hai ngày, Hà Nội đã xảy ra hai vụ tai nạn chết người nghiêm trọng do tấm tôn cứa vào cổ nạn nhân khiến dư luận hoang mang. Nhiều người đi đường càng lo lắng hơn khi những chiếc xe chở vật liệu xây dựng cồng kềnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn vẫn xuất hiện trên phố. Đã có những giải pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế tình trạng này nhưng dường như chưa thể giải quyết hết phần gốc của vấn đề. Và thế là, trên đường phố, những chiếc "bẫy giết người di động" vẫn đang lưu thông khiến cản trở giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tan nạn chết người.


Người chở hàng, chở vật liệu xây dựng thì hiện vẫn lựa chọn xích lô, ba gác để chở, vì sự thuận tiện, tính cơ động, linh hoạt của loại phương tiện này đối với việc vận chuyển vật liệu. Tuy nhiên, việc xe 3 bánh hoạt động không đúng quy định đã và đang để lại những hậu quả đáng tiếc.

xe 3 bánh
Trong ít ngày vừa qua đã có 2 trường hợp bị tử vong do xe 3 bánh chở tôn, sắt.

Trao đổi với chúng tôi vào chiều ngày 25/9, anh Nguyễn Văn M. chủ một phương tiện xe 3 bánh hoạt động tại phố Đê La Thành, Hà Nội cho biết: “Khách hàng "ruột" của tôi ở khu vực này chủ yếu là các cửa hàng sắt thép, chính vì vậy biết là chở cồng kềnh, quá tải, quá khổ nhưng biết làm sao được. Nhiều khi biết là gây nguy hiểm cho người đi đường nhưng vẫn nhắm mắt làm vì họ có nhu cầu, mình cũng chẳng biết làm gì khác."

Anh M. nói thêm: “Nếu không có xe 3 bánh chúng tôi chuyên chở thì chủ các cửa hàng sắt thép cũng khó làm ăn bởi không phải khi nào cũng thuê ô tô tải được. Khách có khi mua lợp mái nhà chỉ chục cây nhôm, vài tấm tôn mà thuê xe ô tô thì cước có khi còn đắt hơn cả tiền vật tư”.

Trong khi đó, anh V. cũng chạy xe ba gác chuyên chở vật liệu tại khu Đê La Thành nói: “Giờ công an làm chặt lắm nên phải tìm cách luồn lách, chúng tôi chỉ dám chở quãng đường ngắn chứ không dám chở đường dài. 2 vụ việc xảy ra rồi, giờ anh em chúng tôi chỉ biết bảo ban nhau đi cẩn thận hơn, đầu trước đầu sau bịt vải hoặc bằng bao tải để tránh những va chạm đáng tiếc”.


chở cồng kềnh
Những chiếc xe như thế này là hình ảnh không hề hiếm trên đường phố Hà Nội và khiến nhiều người sợ hãi.

chở cồng kềnh
Không chỉ xe 3 bánh mà những chiếc xe máy cà tàng cũng được tận dụng chở vật liệu khi cần.

chở cồng kềnh
Những chiếc khung sắt khổ lớn cũng được chở bằng xe máy trông rất chông chênh, dễ va vào người đi đường.

chở cồng kềnh
Trường hợp chở tôn dù đã cuốn lại và bịt đầu bằng bao tải nhưng liệu có thực sự an toàn khi sự cố xảy ra?

chở cồng kềnh

chở cồng kềnh
Xe 3 bánh, xe trộn bê tông cũng ung dung chạy trên đường phố.

chở cồng kềnh
Xích lô đạp chở tôn, chở sắt cũng nghênh ngang giữa đường.

chở cồng kềnh
Không chỉ chở tôn, sắt những chiếc xe 3 bánh này cũng thường xuyên chở hàng cồng kềnh.

chở cồng kềnh
Bất chấp nguy hiểm, xe vi phạm vẫn ngang nhiên lượn phố.

chở cồng kềnh
Những ngày này, lực lượng CSGT tại Hà Nội đã và đang ráo riết tiến hành xử phạt đối với những trường hợp vi phạm.


Không riêng gì ở Hà Nội, tại Sài Gòn, những chiếc xe máy, xe ba gác... cõng những khối hàng hóa quá khổ, che khuất tầm nhìn trở thành hiểm họa di động với người đi đường. Không khó để bắt gặp trên đường phố Sài Gòn  những chiếc xe chất đầy hàng hóa, sắt thép này.

chohangcongkenh1
 Hình ảnh trên đường Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh).

chohangcongkenh5
Trên đường Trường Chinh (Q.12), mỗi ngày đều có hàng trăm chuyến xe ba gác chở sắt thép, tôn... chạy trên đường. Theo ước tính, những thanh sắt này phải dài khoảng 10m.

chohangcongkenh7
Hình ảnh trên đường Nguyễn Thị Tú (Q.Bình Tân), xe ba gác chất hai bên thành đầy thép dài. Người lái cẩn thận hơn khi buộc hai đầu thép lại bằng bao tải nhưng rủi ro vẫn tiềm ẩn.

chohangcongkenh11
Nhiều bác xích lô cũng tham gia chở hàng nhưng hoàn toàn buộc, che chắn khá sơ sài.

chohangcongkenh8
Trên đường Tây Thạnh, lợi dụng đường vắng, hai người chở hàng chất đầy thép nguội phóng bạt mạng trên phố.

chohangcongkenh10
Ở đường Lê Trọng Tấn (Q.Tân Phú), hai xe chở hàng cồng kềnh đang qua ngã ba. Mỗi lần những chiếc xe chở hàng quá khổ này qua đường đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

chohangcongkenh9
Xe chở gỗ lớn nhưng chỉ buộc lại khá sơ sài bằng một sợi dây.

chohangcongkenh4
Trên đường Phạm Văn Bạch (Q.Tân Bình) có nhiều cửa hàng bán đồ nội thất. Trải dài trên đường có rất nhiều xe ba gác, xe lam, xích lô chở hàng thuê với giá từ vài chục đến vài trăm ngàn/chuyến.

chohangcongkenh6
Những người chở hàng cho biết, các loại xe ba gác, xích lô nhỏ nên dễ lưu thông, Họ thừa nhận đều buộc hàng khá chật nhưng do hạn chế của các loại xe này nên độ an toàn không thể đảm bảo.

chohangcongkenh13
Trên đường Phan Văn Hớn (H.Hóc Môn), người đi đường cảm thấy bất an khi nhìn chiếc xe ba gác chở theo cánh cửa to đùng ở 1 bên vô tư lưu thông.

chohangcongkenh12
Nhiều xe máy cũng tham gia chở hàng cồng kềnh. Sẽ rất nguy hiểm nếu người vác những tấm tôn này làm rớt xuống đường khi đang chạy.

chohangcongkenh3
Hình ảnh trên đường Tân Sơn (Q.Tân Bình).

chohangcongkenh2
Và ngay cả người đi bộ khi mang vác hàng cồng kềnh cũng dễ gây nguy hiểm cho người đi đường.

Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội cho hay: Trong 9 tháng năm 2016, Phòng CSGT đã tổng kiểm tra, xử lý 3.357 trường hợp vi phạm chở hàng cồng kềnh, quá chiều dài, chiều cao cho phép, trong đó xe ba bánh tự dóng, tự chế là gần 600 trường hợp.

Riêng xe mô tô chở hàng cồng kềnh là hơn 2.000 trường hợp. Hơn 500 xe ba bánh đã và đang được CSGT làm thủ tục thanh lý, tiêu hủy.“Vụ tai nạn khiến cháu bé tử vong là bài học vô cùng đau xót đối với bất cứ ai có lương tâm, trách nhiệm với tình hình giao thông của Thủ đô, với tính mạng, sức khỏe, tài sản... của người khác. Không chỉ từ nay đến cuối năm, thời gian sau đó CSGT vẫn sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý, tiêu hủy bất cứ xe ba bánh, tự chế nào vi phạm Luật Giao thông trên địa bàn TP Hà Nội”, Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.

Chia sẻ