Nói sao cho nhau hiểu?

,
Chia sẻ

Một thẩm phán cam đoan: 80% lý do ly hôn “tính tình không hòa hợp” thực chất là sự thất vọng trong chuyện gối chăn.

Ngẫm lại những điều đã thấy, cam đoan của vị thẩm phán không phải là không có cơ sở. Trong quan hệ vợ chồng, có những điều dễ dàng nói với nhau, nhưng cũng có những điều rất khó nói, nhất là chuyện chăn gối. Nói sao cho nhau hiểu, để vợ chồng dù có những phút cãi cọ “tưng bừng khói lửa”, vẫn nệm ấm chăn êm là điều không dễ dàng.  

Ảnh minh họa: GettyImages.com

Người cười nụ, kẻ khóc thầm

Thấy chị Hoàng Thu, nhân viên hành chính ủy ban hay đi “kế hoạch”, bạn bè xót ruột, mắng anh Trịnh Tùng, chồng chị Thu: “Ông là bác sĩ mà không biết thương vợ. Bốn, năm biện pháp tránh thai thuộc nằm lòng, hết khuyên người này đến tư vấn người kia, sao ông không áp dụng mà cứ để vợ phải nạo hút mãi?”. Anh Tùng chưa kịp phản ứng, chị Thu đã nhanh nhảu bênh chồng: “Tại tui đấy, mỗi lần ổng rục rịch “rút quân”, tui kéo lại, cho khỏi “phí đạn”. Thôi, mình làm mình chịu”.

Vợ chồng chị Thu cưới nhau gần 10 năm nay, nhưng anh Tùng thì ngày càng ốm o, còn chị Thu thì phơi phới ra mặt. Được cái, đi đâu vợ chồng cũng có nhau, thỉnh thoảng lại tủm tỉm nhìn nhau cười mỗi khi nghe ai than trách đời sống gối chăn.  

Vợ chồng chị Ngọc Tuyết, giáo viên cấp III ở Q.5, TP.HCM thì ngược lại. Dù đã chung sống đến 13 năm, có với nhau hai mặt con, nhưng năm 2000, cả hai đành kết thúc cuộc hôn nhân quá lệch pha về đời sống tình dục bằng ly hôn. Lý do chia tay, nếu nói ra, người ta sẽ trách chị nhiều hơn trách chồng. Trải qua hai lần “vượt biển” đau đớn và cực nhọc, chị Tuyết luôn bị ám ảnh những cơn đau đẻ, vì vậy, bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến khả năng có thai, chị đều… ớn lạnh. Mỗi lần cảm thấy anh chồng sắp… tới bến, chị Tuyết bắt đầu vừa đẩy, vừa khóc, vừa van xin: “Anh không thương em! Anh không thương em! Em sợ có bầu lắm…”. Vận động, thuyết phục vợ thế nào cũng không được, chị Tuyết vẫn luôn kiên quyết bắt chồng ngưng ngang niềm hưng phấn. Đã vậy, chị còn mang chuyện riêng tư của vợ chồng “méc” gia đình, khiến anh Thắng nhìn ai cũng xấu hổ.

Chuyện chăn gối là điều đương nhiên của bất kỳ cuộc hôn nhân nào. Đó không chỉ đơn thuần là nhu cầu ham muốn mang tính bản năng sinh tồn của con người, mà còn là chất keo kết dính đời sống vợ chồng. Sự thông hiểu nhau để làm mới nhu cầu đặc biệt này luôn là yếu tố hàng đầu trong việc duy trì đời sống vợ chồng. Nhưng thực tế, nhu cầu tình dục trong đời sống vợ chồng thường có sự lệch pha khiến sự thông hiểu nhau không phải bao giờ cũng thuận buồm xuôi gió, thậm chí, còn bị hiểu sai lầm.

Chị Thùy Mai ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, rất khó chịu tính “dở hơi” của chồng. Chị khẳng định: “Những người chồng đàng hoàng không bao giờ lén vợ xem phim sex”. Chị tự hỏi: “Không hiểu nổi, vì sao đồ tươi có sẵn không muốn, lại muốn đồ khô trong tủ lạnh!”. Nhưng anh Trọng, chồng chị Mai thì hiểu rất rõ sự “dở hơi” của mình. Anh bảo: “Mỗi lần chung đụng vợ chồng, bả đều mở đầu bằng giọng cảnh cáo: “Này, nếu tôi bệnh mà phát hiện nguyên nhân lây từ ông, thì ông có một ngàn cái của quý tui cũng… cắt phéng!”. Bao nhiêu hăm hở tan biến lập tức. Dù “đồ nhà” có tươi cũng ngán”.

Lời người trong cuộc

Những câu chuyện trên đây được bàn tán khá nhiều chốn trà dư tửu hậu. Nhiều người chỉ có thể nói với bạn bè những lúc say xỉn. Bản thân tôi cũng không ít lần thấy ức chế trong đời sống tình dục. Vợ tôi nhiều khi xem chuyện chăn gối như một hình thức khen thưởng hoặc ban phát của “người trên” đối với “kẻ dưới”. Không ít lần, cô ấy còn hăm he cấm vận nếu tôi... không ngoan (?). Điều này làm tôi cảm thấy hoạt động mang tính tâm đầu ý hợp, thuận vợ thuận chồng này chỉ còn là sự sỉ nhục nặng nề với cánh đàn ông.

Không phải ngẫu nhiên mà có đến 43% các ông thừa nhận mình nhiều lần “chán cơm” và đi ăn phở một cách hăm hở. Ham muốn tình dục là nhu cầu không thể thiếu trong việc duy trì đời sống hôn nhân. Nhưng bản năng tình dục của mỗi người mạnh yếu lại rất khác nhau, làm thế nào sự khác nhau này có thể hòa điệu thành bản tình ca hùng tráng trên giường? Câu hỏi thật khó trả lời, nếu nghĩ đây là phạm trù thuần đạo đức. Đàn ông chúng tôi mang tiếng là phái mạnh, đương nhiên nhu cầu tình dục cũng cao hơn nữ giới. 

Hai năm nay, tôi đã “tự xử” mỗi khi có nhu cầu. Nhiều lúc, tôi thức suốt đêm, xem những bộ phim cấp 3 để lấp trống những đêm vô nghĩa. Tôi tâm sự với bạn bè, mười người hết mười ủng hộ hành vi “solo” của tôi và rồi cả thảy đều chung thắc mắc: có vợ để làm gì mà phải tự hành hạ mình như vậy?

Theo Trịnh Đức Kiên (Q.Tân Phú)
PNO
Chia sẻ