Noonchi - Từ chuyện "ốm cũng không dám nghỉ làm" của dân công sở Hàn Quốc cho đến nỗi ám ảnh bị đồng nghiệp lẫn sếp kỳ thị, tẩy chay

Quiry,
Chia sẻ

Trừ khi một nhân viên ngất xỉu hoặc mất khả năng đi lại, bằng không thì cứ nghỉ sẽ bị báo cáo lại với cấp trên.

Gọi điện xin nghỉ ốm là hành vi bị phản đối tại Hàn Quốc, bởi nơi đây coi chuyện năng suất công việc cao đồng nghĩa với dành nhiều thời gian trên văn phòng. Mỗi nhân viên ở xứ sở kim chi đều lo ngại nếu nghỉ phép sẽ làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp cũng như sếp sẽ có ấn tượng xấu về mình. Nhưng dẫu thế nào thì đất nước này cũng đang thiếu đi một chính sách nghỉ ốm hợp lý chốn công sở.

Noonchi - Văn hóa ốm cũng chẳng dám xin nghỉ làm của dân công sở Hàn Quốc

Nhiều nhà quan sát học cho biết hiện tượng xã hội trên được gọi là "Noonchi" - nghệ thuật phán đoán tình huống xung quanh và hành động phù hợp. Nó kết hợp với niềm tin ăn sâu bám rễ vào tiềm thức của người Hàn Quốc - không có căn bệnh nào cản trở bạn đến với công việc.

Noonchi - Từ văn hóa "ốm cũng không dám nghỉ làm" của dân công sở Hàn Quốc cho đến nỗi ám ảnh bị đồng nghiệp lẫn sếp kỳ thị, tẩy chay - Ảnh 1.

Nhưng rồi một vấn đề được đặt ra đối với người Hàn Quốc: Liệu những chính sách xin nghỉ làm vì ốm có đang khắt khe quá hay không?

Chẳng giống nhiều quốc gia như Anh, Úc và Singapore - nơi hầu hết nhân viên được nghỉ phép nếu bị ốm, các công ty ở Hàn Quốc mong muốn nhân viên nếu cảm thấy không khỏe thì mau chóng gặp bác sĩ, lấy thuốc uống và quay trở lại làm việc ngay.

Luật Lao động Hàn Quốc đảm bảo ít nhất 11 ngày nghỉ phép có lương hàng năm cho mỗi nhân viên nhưng nó vẫn mập mờ trong chuyện nghỉ ốm. Ông Park Dong-hak, luật sư của công ty luật lao động Hae Myung, trả lời phỏng vấn với The Straits Times rằng Bộ luật Tiêu chuẩn Lao động và Quan hệ Lao động "không quy định rõ ràng nghỉ ốm hoặc nghỉ phép do bệnh cá nhân".

Chính vì thế, trong khi công chức được quyền nghỉ ốm vì những bệnh thông thường, ho, sốt, cảm... thì phần lớn công ty sẽ chỉ cho phép nhân viên nghỉ với lý do như mắc ung thư hoặc gãy chân, tay. Những người bị bệnh vắng mặt trong 1, 2 ngày sẽ phải làm bù vào khoảng thời gian nghỉ phép.

Noonchi - Từ văn hóa "ốm cũng không dám nghỉ làm" của dân công sở Hàn Quốc cho đến nỗi ám ảnh bị đồng nghiệp lẫn sếp kỳ thị, tẩy chay - Ảnh 2.

Trong một bài báo có tựa đề "Một đất nước không được nghỉ ốm", tờ báo Hankyoreh cho biết vào tháng 5 năm ngoái rằng chỉ có 7/100 công ty với hơn 10 nhân viên được nghỉ phép có lương. Ông Cha, 36 tuổi, người quản lý hành chính chia sẻ "Ngay cả khi được phép nghỉ nhưng rất ít người hưởng quyền lợi vì ai nấy đều sục sôi với Noonchi. Chúng tôi có một hệ thống nghỉ phép toàn diện, nhưng không thể sử dụng nó tốt do các mối quan hệ xã hội và mối quan tâm về hệ thống phân cấp nơi làm việc".

Ông Steve Kim, 50 tuổi, chưa bao giờ bị báo cáo là có bệnh trong 27 năm qua. Sếp của ông Kim tại một cơ quan công nghệ của chính phủ cho phép nghỉ ốm ba ngày một tháng. "Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình quá ốm để không thể đi làm. Noonchi là một lý do trong quá khứ. Giờ đây tôi đã quá già cho điều đó. Nhưng thật tốt khi biết chúng ta được trả lương nếu nghỉ ốm, dẫu cho trước đây tôi không sử dụng phúc lợi ấy."

Nhưng đằng sau văn hóa Noonchi là cả một câu chuyện về sự kỳ thị nơi làm việc

Đối với người Singapore làm việc trong các công ty Hàn Quốc, sự khác biệt về thái độ đối với nghỉ ốm hưởng lương là rất rõ ràng.

Noonchi - Từ văn hóa "ốm cũng không dám nghỉ làm" của dân công sở Hàn Quốc cho đến nỗi ám ảnh bị đồng nghiệp lẫn sếp kỳ thị, tẩy chay - Ảnh 3.

Cô Vanessa Loo, 36 tuổi, giám đốc kinh doanh toàn cầu làm việc tại Seoul, cho hay cô đã rất sốc khi biết rằng Hàn Quốc không có hệ thống nghỉ ốm hưởng lương và mọi người sẽ đi làm vì sợ bị thay thế vị trí. "Tôi nhận ra rằng tôi đã không biết mình đã may mắn như thế nào ở Singapore, nơi tôi có thể lấy MC (giấy chứng nhận y tế) chỉ vì cảm lạnh thông thường", chia sẻ với tờ The Straits Times.

Quản lý hỗ trợ bán hàng Kat Lim, 49 tuổi, từng làm việc trong một công ty Hàn Quốc tại Singapore, nhớ lại cách các đồng nghiệp Hàn Quốc phàn nàn về nhân viên Singapore giả mạo bệnh tật và lạm dụng hệ thống nghỉ phép.

Noonchi - Từ văn hóa "ốm cũng không dám nghỉ làm" của dân công sở Hàn Quốc cho đến nỗi ám ảnh bị đồng nghiệp lẫn sếp kỳ thị, tẩy chay - Ảnh 4.

"Họ nói rằng người Singapore thích làm giấy MC, và chúng tôi đã ngừng làm điều đó bởi vì ở Hàn Quốc, mọi người vẫn đi làm mặc dù họ bị bệnh", cô trả lời trong một cuộc phỏng vấn. "Chúng tôi được hưởng 14 ngày làm MC tại Singapore và chúng tôi dùng nó để ngăn ngừa vi trùng lây lan trong văn phòng. Nhưng người Hàn Quốc được khen ngợi vì đã làm việc chăm chỉ khi bị bệnh và trung thành với công ty."

Một cuộc khảo sát gần đây của cổng thông tin việc làm Saramin cho thấy 441/1.089 công ty sẵn sàng cho phép làm việc tại nhà để hạn chế sự lây lan virus.

Giáo sư Luật của Đại học Quốc gia Seoul Lee Jae-min cho biết thái độ của mọi người đã thay đổi, đặc biệt là trong số những lao động trẻ "không ngại ngùng khi xin nghỉ nếu họ cảm thấy bị bệnh". Nhưng hệ thống cũng cần phải thay đổi, ông nói thêm. "Có lẽ chúng ta nên mở rộng chính sách nghỉ ốm để mọi người có thể sử dụng nó một cách tự do hơn".

Noonchi - Từ văn hóa "ốm cũng không dám nghỉ làm" của dân công sở Hàn Quốc cho đến nỗi ám ảnh bị đồng nghiệp lẫn sếp kỳ thị, tẩy chay - Ảnh 5.

Theo S.T

Chia sẻ