Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ đúng cách trong thời tiết đông - xuân

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Bệnh tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Không tự điều trị khi trẻ bị tiêu chảy

Thời tiết mùa đông - xuân, thường không khí se lạnh hoặc giá rét cộng với mưa phùn khiến độ ẩm trong không khí rất thấp và nhiệt độ môi trường không cao, tạo điều kiện rất nhiều cho các loại vi khuẩn, virus thường trú trong cơ thể bùng phát. Thời tiết kiểu này sẽ  tác nhân gây cho trẻ rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy.

Trẻ  nhỏ đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh vì sức đề kháng rất kém do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên khả năng chống chọi với bệnh tật của trẻ thật sự  mấy hiệu quả. Hơn nữa, trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao trong khi trẻ chưa ý thức được khả năng tự phòng bệnh.

Theo BS Nguyễn Thị Hiền, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết thời tiết đông- xuân với môi trường ẩm ướt càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiều trẻ mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy thường có hai dạng: tiêu chảy thường và tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy thường là trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc phân sệt 1 - 2 lần so với ngày thường.

Bệnh tiêu chảy cấp có thể do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virút đường ruột, đặc biệt là virus Rota. Bệnh tiêu chảy do virus Rota chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy. Đặc biệt, khi thời tiết đông – xuân, tỉ lệ trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều.

Bệnh tiêu chảy do virus Rota có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông - xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ đúng cách trong thời tiết đông - xuân 1
Bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa

Đê nhận biết dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy  các mẹ nên quan sát như trẻ thường xuyên chảy nước phân, đau bụng, sốt, máu trong phân, đầy hơi, quấy khóc… 

Bs Hiền  lý giải thêm khi trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng bị suy kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong. Chính vì vậy, các phụ huynh không được chủ quan khi thấy những biểu hiện mất nước ở trẻ như: môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.

Khi trẻ bị nhiễm rotavirus, tuyệt đối không được cho uống thuốc kháng sinh. Việc uống kháng sinh không chỉ vô tác dụng mà còn làm trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa, khiến bệnh nặng hơn hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, chưa kể các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không được cho con uống thuốc cầm tiêu chảy vì chúng không có tác dụng tiêu diệu virus mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Khi đó, trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong.

Chủ động phòng bệnh từ ý thức cha mẹ

Bệnh tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân. Nguyên nhân có thể là vi rút hoặc vi khuẩn như vi khuẩn E. Coli hoặc do phẩy khuẩn Tả gây ra, nguy hiểm nhất là bệnh do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả).

Để chủ động phòng chống tiêu chảy cấp, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng:

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. 

Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.

Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Chia sẻ