Chị em phương Tây rủ nhau không cạo lông đến hết tháng 1 để phản đối quy chuẩn "nhẵn nhụi" mà xã hội áp đặt lên phụ nữ 70 năm qua

JJJ,
Chia sẻ

Mục tiêu của thử thách "Januhairy" chủ yếu để khích lệ tình yêu với những gì tự nhiên nhất của nữ giới, còn lại là quyên góp từ thiện.

Phong trào "Tháng 1 lông lá" (Januhairy) là gì?

Phương Tây có khá nhiều phong trào kỳ lạ để chào năm mới hoặc tôn vinh nữ quyền, bảo vệ môi trường. Điển hình là "Veganuary" (Tháng 1 chay) - không dùng rượu và thịt đỏ đến hết tháng 1.

Năm 2020, hội chị em phương Tây tiếp tục duy trì phong trào mới mẻ và táo bạo hơn, mang tên: "Januhairy" (Tháng 1 không cạo lông), yêu cầu người tham gia phải "nuôi" lông đến hết tháng đầu năm. Từ lông tơ trên mặt cho đến lông chân, tuyệt đối phải để nguyên si không cạo, không tẩy. Nếu đàn ông có "Movember" (tháng 11 để râu) thì "Januhairy" cũng tương tự, trừ việc hầu hết chị em phụ nữ không có râu để nuôi.

Mục tiêu của thử thách "Januhairy" chủ yếu để khích lệ tình yêu với những gì tự nhiên nhất của nữ giới, còn lại là quyên góp từ thiện.

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 1.

Thật vô lý nhưng tại sao phụ nữ lại cạo sạch lông trong nhiều thập kỷ qua?

Phàm là con người bình thường, ai chẳng có lông, hà cớ gì nam giới có thể mặc áo ba lỗ với lông nách tua tủa đi chơi khắp nơi - còn phụ nữ lại bị gièm pha là thiếu tinh tế?

Thông lệ thiếu công bằng này chủ yếu do ngành quảng cáo và chủ nghĩa tiêu dùng.

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 2.

Cụ thể, vào đầu thế kỷ 20, phụ nữ và đương nhiên là toàn xã hội, chẳng mấy quan tâm việc ai có nhiều lông hay không. Tuy nhiên, sau khi các mẫu váy 3 lỗ (sleeveless, không tay) trở nên thịnh hành vào những năm 1950s - ngành quảng cáo bắt đầu tấn công vào vùng da dưới cánh tay của nữ giới.

Vô số quảng cáo đã trực tiếp chê bai việc chị em có lông nách, thậm chí còn khuyến khích loại bỏ chúng. Qua nhiều thập kỷ, việc phụ nữ cạo lông, tẩy lông đã dần trở thành quy tắc xã hội.

Vẻ đẹp tự nhiên mới là thứ đáng quý nhất

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 3.

Với sự phát triển của truyền thông xã hội, chị em phụ nữ bắt đầu đặt câu hỏi về những quy chuẩn bất công với phụ nữ.

Trong khi số đông chỉ mới tham gia tranh luận, nhiều chị em đã từ bỏ việc cạo hay tẩy lông trên cơ thể. Những nỗ lực này hướng tới việc nâng cao nhận thức, truyền cảm hứng cho tình yêu với cơ thể nguyên thủy của phụ nữ. Bên cạnh đó, "Januhairy" giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn hơn về việc: Lông cũng như tóc, thực ra không có gì hơn ngoài một phần tự nhiên trên cơ thể của phái đẹp.

Phong trào "Januhairy" được khởi xướng bởi Laura Jackson vào năm 2018.

"Tôi thực sự mệt mỏi khi xã hội ép phụ nữ vào những hình mẫu rập khuôn, hãy ném hết dao cạo và kem tẩy lông đi, những quy chuẩn này chỉ gián tiếp thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng mà thôi", Laura chia sẻ.

Chiêm ngưỡng một số hình ảnh biết nói, cho thấy chị em trên thế giới đã ủng hộ "Januhairy" trong năm 2020 như thế nào:

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 4.

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 5.

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 6.

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 7.

Phong trào không cạo lông để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của nữ giới là gì và tại sao chị em lại nhiệt liệt ủng hộ đến thế? - Ảnh 8.

Tham khảo B.P

Chia sẻ